CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Quyết định Ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng chính phủ
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 185 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay687
Hôm quaHôm qua3022
Tuần nàyTuần này687
Tháng nàyTháng này77111
Tất cảTất cả25770453
Khi nào quyết định khởi tố vụ án hình sự
 Thứ tư, 17 Tháng 8 2022 09:08 - 289 Lượt xem
PDF. In Email

Khi nào thì quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục luật định để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm

Mục lục bài viết

  • Khởi tố vụ án hình sự là gì?
  • Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
  • Gây tai nạn giao thông đường bộ có bị khởi tố và bồi thường thiệt hại?

Khởi tố được hiểu là bắt đầu quá trình tố tụng, là bước đầu tiên trong quá trình tố tụng. Quyết định khởi tố là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục luật định để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Vậy nên, quyết định khởi tố vụ án hình sự là một văn bản pháp lý đánh dấu sự khởi đầu của quá trình tố tụng vụ án hình sự. Chính bởi tính chất quan trọng như vậy mà căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải thật chặt chẽ, xác đáng để tránh lãng phí thời gian và công sức của các bên có liên quan. Khi nào thì quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự trong đó các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc là Quyết định không khởi tố vụ án hình sự để làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án.

 

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:

“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

1.  Tố giác của cá nhân;

2.  Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3.  Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

4.  Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

5.  Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

6.  Người phạm tội tự thú.”

Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, đó là dấu hiệu của những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Những dấu hiệu đó có thể là một hành vi trái pháp luật hoặc một thiệt hại cụ thể nào đó và có thể được chia thành 3 nhóm:

Thứ nhất, nhóm các dấu hiệu tội phạm trong tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là những căn cứ khởi tố vụ án hình sự dựa trên sự đóng góp, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức cơ quan đoàn thể trong xã hội, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và xác minh tính chính xác của dấu hiệu phạm tội được cung cấp trên trước khi ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không?Vấn đề này đã được quy định khá chi tiết tại các điều 144 và điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1.  Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2.  Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3.  Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4.  Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5.  Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 145.Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

1.  Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2.  Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

3.  Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4.  Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.”

Thứ hai, nhóm dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện được quy định tại điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.”

Đây thường là nhưng dấu hiệu tội phạm mà cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là những thông tin về một hành vi tội phạm phát hiện trong quá trình tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin về một vụ việc khác hoặc thông qua lời khai của nhân chứng hay bị can, bị cáo trong một vụ án khác.

Thứ ba, dấu hiệu tội phạm thu được do người phạm tội đầu thú hoặc tự thú. Trong trường hợp này, người phạm tội tự mình đến cơ quan có thẩm quyền trình bày về những hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ xác minh, đối chiếu trước khi xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người đó và hành vi của họ. Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

“Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

1.  Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2.  Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3.  Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có các dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng đều ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bởi khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định:

“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo đó, nhóm các tội phạm chỉ có thể được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là những tội như: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác (điều 134), cố ý gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điều 135), tội hiếp dâm (điều 141), cưỡng dâm (điều 143)…Đây là các tội phạm mà việc khởi tố vụ án hình sự sẽ có thể có những ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý, cũng như danh dự, nhân phẩm và những lợi ích của người bị hại nên  việc khởi tố chỉ diễn ra khi có yêu cầu của người bị hại.

Từ những phân tích trên có thể thấy, khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động có ý nghĩa lớn đối với cả quá trình tố tụng hình sự. Về nguyên tắc, quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành khi có các dấu hiệu của tội phạm, tuy nhiên có những trường hợp vụ án hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại.

 

2. Thẩm quyền quyết định khưởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Trên cơ sở nguyên tắc được quy định tại Điều 18 thì Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định không khởi tố vụ án hình sự là thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng.

 2.1 Thẩm quyền của cơ quan điều tra

Khoản 1 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiếm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết được quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cụ thể như sau:

- Cơ quan điều tra thuộc lực lượng cảnh Cảnh sát nhân dân và Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình và thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra trong Quân đội nhân dân và những trường hợp do Viện kiểm sát nhân dân cũng như Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án hình sự.

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự (trừ những tội phạm do Viện kiểm sát quân sự hoặc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát Quân sự Trung ương khởi tố và những tội phạm mà người thực hiện là sĩ quan, chiến sĩ an ninh nhân dân).

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp do người chức vụ quyền hạn trong các cơ quan tư pháp thực hiện và các tội phạm phát sinh trong hoạt động tư pháp, trừ những trường hợp mà Viện kiểm sát Quân sự Trung ương đã khởi tố.

Lưu ý: Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra.

2.2 Thẩm quyền của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau:

- Đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiếm lân, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư có thẩm quyền khởi tố vụ án khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực cac địa bàn quản lý của mình. Thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hoặc Quyết định không khởi tố vụ án thuộc về người đứng đầu hoặc cấp Phó của người đứng đầu trong các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

 

2.3 Thẩm quyền của Viện kiểm sát

Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau đây:

- Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Viện kiếm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử. Viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm xảy ra trong địa phận của mình quản lý khi tự mình phát hiện có dấu vết tội phạm.

Như vậy thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các cấp.

 2.4 Thầm quyền của Tòa án

Khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.

Nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì Tòa án không có thẩm quyền ra quyết đinh khởi tố vụ án hình sự mà phải Quyết định tra hồ sơ cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát quyết định khởi tố, điều tra bổ sung.

 2.5 Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc giải quyết tranh chấp về thầm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cụ thể được xác định như sau:

- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.

 3. Quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

Khi có một trong các căn cứ không khởi tố theo Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”.

Khi có những căn cứ nêu trên thì người có quyền khởi tố vụ án hình sự ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự; nếu trong trường hợp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì phải ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết rõ lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Như vậy khi có một căn cứ không khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan, người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

 


Tin mới:
  • "Hóa giải" hành vi côn đồ
  • Giá trị của di tích cách mạng và niềm tự hào
  • Không đi khám nghĩa vụ quân sự vì cho rằng chỉ gửi giấy về cho người thân nên không nhận được thì có bị xử phạt hay không?
  • Vừa trúng tuyển nghĩa vụ quân sự vừa trúng tuyển đại học thì xử lý như thế nào?
  • Đang việc làm ổn định đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc không?
Các tin khác:
  • Hoàn thiện chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
  • Không để cán bộ lạm quyền, ngâm hồ sơ đất
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
  • Bác Hồ và việc tự học.
  • Có yêu người, mới yêu nghề
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,https://xosoketqua.com/xsmn-xo-so-mien-nam.html