CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tỉnh Quảng Nam năm 2021
Quyết định Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung về lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Công văn triển khai thực hiện Kế hoạch công tác thi hành án hành chính năm 2022
Quyết định Ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Tam Kỳ năm 2022
Công văn hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG, LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ, LUẬT ĐẦU TƯ, LUẬT NHÀ Ở, LUẬT ĐẤU THẦU, LUẬT ĐIỆN LỰC, LUẬT DOANH NGHIỆP, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Video tuyên truyền pháp luật

  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
  • Một số quy định pháp luật về lao động
  • Truyên thông sức khỏe sinh sản vị thành niên

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 40 khách Trực tuyến
Website Hit Counters
Nghiên cứu trao đổi
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Thứ hai, 16 Tháng 5 2022 14:17

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

21/05/2007 07:00

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu của cả đời mình và mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân.

Dân là chủ, mọi quyền hành đều ở nơi dân

Có thể nói rằng, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phạm trù chiếm vị trí trung tâm. Bác nói: "Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân (...). Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Tư tưởng của Bác là sự kế thừa ý thức về sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân mà các nhà tư tưởng, các vị anh hùng dân tộc đã nhiều lần nhìn nhận: "Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi).

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân mà Bác đã đặt mục tiêu của cả đời mình, mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân. Năm 1960, kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác".

Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn sự nghiệp giải phóng con người, trước hết trong điều kiện nước ta, với sự nghiệp giải phóng đất nước, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ðồng thời, Người quan niệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh.

Cho nên, đấu tranh chống nghèo đói và lạc hậu được Người xem là một nhiệm vụ hàng đầu, một "cuộc chiến đấu khổng lồ". Người nói: "Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; (...) nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi", "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Ðảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". "Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

Hạnh phúc và tự do chân chính, thật sự, chỉ khi nào mà nhân dân là người chủ đích thực của toàn bộ quá trình hoạch định đường lối chính sách phát triển đất nước. Ðó chính là quá trình thực hành dân chủ - dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị.

Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã mang tính nhân dân sâu sắc, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám do nhân dân ta thực hiện thắng lợi dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở hiểu sâu sắc về nền tảng  nhân dân của Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta đã chủ trương tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 để bầu ra  Quốc hội đầu tiên của nước ta. Người đã kêu gọi nhân dân đi bầu cử với một sự xúc động tha thiết và tự hào về chính quyền của nhân dân vừa mới giành được bằng chính xương máu của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quyền làm chủ về chính trị của nhân dân là mấu chốt của một chính quyền vững mạnh. Theo Bác, quyền làm chủ đó không thể là lời bàn suông mà chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân. Người nói: "Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn.

Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ". "Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc". "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra".

Học tập và làm theo tư tưởng - đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng đã hết sức coi trọng việc hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, của khu dân cư, tập thể, đơn vị, cơ quan trong việc góp ý, phê bình, giám sát cán bộ, đảng viên.

Quyền lực nhân dân thống nhất và có hiệu quả

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được soạn thảo và ban hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu đưa ra nguyên tắc: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðại hội quốc dân Tân Trào là một Nghị viện được ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng làm nên nền dân chủ cách mạng của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Quốc hội là Hội đồng nhân dân toàn quốc". Còn ở các địa phương, HÐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. Như vậy, ở nước ta, có tổ chức quyền lực thống nhất, vừa bảo đảm sự thống nhất tập trung, vừa bảo đảm tính chủ động sáng tạo của các địa phương và luôn luôn gắn liền với dân, chịu trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên trước nhân dân. Ðó là tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn và hành động.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người lúc sinh thời, tính hiệu quả và thiết thực là một phương châm tổ chức và hoạt động được hết sức coi trọng.

Một nền hiến pháp và pháp luật dân chủ, vì con người

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định, tính pháp lý cô đọng và đầy đủ, toàn diện trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân làm thước đo. Do đó, hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân, của xã hội và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trong bài diễn ca nói về tám yêu sách gửi các nước đồng minh họp Hội nghị Véc-xây đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc viết:

"Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ".

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hiện diện của hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Những lý tưởng công bằng, độc lập, tự do chân chính luôn luôn thể hiện bản chất của pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - đó là những chuẩn giá trị có nội dung pháp lý, đó là những gì mang tính chân lý, những lẽ phải không ai chối cãi được.

Pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quyền tự do lựa chọn hành vi, và theo Người, ranh giới của sự lựa chọn hành vi ấy là bảo đảm tôn trọng lợi ích của xã hội, của người khác. Người nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác - người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà vi phạm quyền tự do của người khác là phạm pháp.

Pháp luật đối với Nhà nước ta là công cụ để duy trì và bảo đảm bình đẳng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội. Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Vì vậy theo Người, một xã hội được quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải đấu tranh chống bất công, chống đặc quyền, đặc lợi, phải đấu tranh để xóa bỏ những quan hệ xã hội trong đó con người bị sỉ nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ. Chính vì vậy, từ rất sớm, Bác đã nói lên yêu cầu "Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật".

Ðây có thể được coi là tư tưởng pháp luật quan trọng và là hạt nhân của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Cho nên, khi Người nói: "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" tức là nói trong hàm ý này.

Một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật là phương pháp và mức độ sử dụng pháp luật, yêu cầu thực hiện pháp luật trong thực tế. Chính vì vậy, Người đòi hỏi cán bộ pháp luật phải gương mẫu: "Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý". "Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được".

Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là tư tưởng pháp quyền nhân  nghĩa thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bác nói: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin được". Bác căn dặn cán bộ ta xử lý các vấn đề phải có lý, có tình. Ðối với cán bộ tư pháp, trong số các phẩm chất cần thiết, trước hết phải vô tư, không được thiên vị, tư thù, tư oán, không được cho mình đứng trên pháp luật.

Tuân theo lời dạy của Bác Hồ, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với nhân dân, thực hành dân chủ luôn luôn được Ðảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt. Ðề cao pháp luật, tăng cường pháp chế luôn phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật. Ðổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật.

Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ, khuyến khích tính tích cực pháp lý của họ. Ðó chính là nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta.

GS. TSKH ÐÀO TRÍ ÚC
(Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật,
Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư)

 

 
Bác Hồ và việc tự học.
Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 10:24

Bác Hồ và việc tự học

01/03/2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc tự học và học tập suốt đời là luận điểm cực kỳ quan trọng. Bác Hồ coi tự học có vai trò hết sức quan trọng, có vị trí quyết định tạo nên trí tuệ.

Bản chất của tự học là quá trình học tập không trực tiếp có giáo viên. Nếu không có sự kiên trì, lòng quyết tâm và nghiêm khắc của bản thân, thì không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra. Việc tự học giúp mỗi người nhớ lâu và vận dụng kiến thức một cách hữu ích vào thực tiễn cuộc sống. Tự học còn giúp mỗi người trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác, qua đó hạn chế các khuyết điểm của bản thân để không ngừng tiến bộ.

Tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, đem lại độc lập cho dân tộc, giải phóng quê hương. Bác Hồ kiên trì tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực, tự học tập, tự giáo dục để làm cho nhân cách cũng như năng lực của bản thân phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, nhiêm vụ. Khi tham gia đại hội VII Quốc tế Công sản năm 1935, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khai lý lịch : “Họ và tên Lin, trình độ học vấn tự học”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: trong cuộc sống có nhiều việc cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái đấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và không đủ thời gian để học, hiểu hết tất cả. Do đó, ngoài việc học ở nhà trường theo quy định, ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, nhiệm vu đang đảm nhiệm và vị trí của bản thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết thực, học phải đi đôi với hành. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Học những điều quá cao xa, không sát thực tế, thời gian dành cho học tập quá ít, việc học đó cũng chỉ để trang trí cho oai thôi.

Với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tự học là học mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tự học của Bác là: muốn nâng cao kiến thức trong quá trình tự học, mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện sẵn có trong xã hội như thư viện, câu lạc bộ , sách báo…. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và thực hiện phương châm học mọi lúc, mọi nơi, học tập trong khi giao thiệp, học tập trong giải quyết công việc hàng ngày, việc lớn cũng như việc nhỏ, từ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại, học tập trong công tác vận động quần chúng.

Thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ vừa lao động để kiếm sống vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tự học, nhất là học ngoại ngữ. Bác Hồ dạy thanh niên: Để học được ngoại ngữ, phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác Hồ viết từng từ mới vào một mảnh giấy dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, có khi Bác viết lên cánh tay để vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác đã thuộc. Kể cả khi Bác Hồ đi trên đường Bác, buổi tối khi chưa ngủ, Bác viết mò các chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi. Chủ Tịch Hồ Chí Minh có một nguyên tắc là học đến đâu thực hành đến đó, ghép câu để sử dụng ngay.

Theo Bác Hồ để tự học tất phải có tinh thần vượt khó, vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác Hồ sống tại Pa-ri, Cộng hòa Pháp, Bác Hồ chỉ thuê 1 căn phòng nhỏ rẻ tiền, mỗi sáng Bác nấu cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên một ngọn đèn dầu, ăn cơm với 1 com cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa, còn một nửa để đến chiều, có khi Bác chỉ ăn một miếng bánh mỳ với pho mát là đủ cho cả ngày. Mùa Đông giá lạnh, trước khi đi làm buổi sáng, Bác Hồ để 1 viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc vào tờ báo cũ để xuống nệm nằm cho đỡ rét.

Khi ở cương vị cao nhất của Đảng, dù bận trăm công, ngàn việc, dù tuổi cao, sức yếu, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngừng năng cao tinh thần tự học, đọc thêm nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập để có trình độ hiểu biết mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công tác.

Cần tự học để năng cao trình độ của bản thân, coi đây là tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của mỗi người và là nhu cầu, thói quen hàng ngày của mọi cán bộ, đảng viên.
Năm 1966 trong buổi nói chuyện với đảng viên mới ở thủ đô Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, nhắc nhở: Thời kỳ bí mật, điều kiện học tập của đảng viên rất khó khăn, thiếu thầy, thiếu sách vở, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học tập. Bây giờ trong điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô, các chú càng phải ra sức học tập cho tốt.
Sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học tập, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ về mọi mặt cho bản thân. Những chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghệm sâu sắc rút ra từ tấm gương tự học bền bỉ, kiên trì của Bác Hồ đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu. Để có được những năng lực ấy, mọi người phải tự học không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời, thông qua nhiều hình thức, vấn đề tự học trở thành vấn đề cấp bách, bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Nguyễn Quốc Huy - Vụ Tổ chức cán bộ

 

 
Có yêu người, mới yêu nghề
Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 09:57

Có yêu người, mới yêu nghề (*)

Buổi sáng chủ nhật, Bác đến thăm một cơ quan. Mọi người ngồi chật cả ngôi nhà sàn rộng. Bác ngồi xếp bằng ở giữa, trong lòng bế một cháu bé chừng hai tuổi.

Bác nói: Công việc cơ quan Bác nghe các đồng chí phụ trách cho biết rồi. Bác hoan nghênh các cô, các chú. Giờ ai có gì thắc mắc thì cho Bác biết?

Một thanh niên giơ tay: "Thưa Bác, cháu là sinh viên ở Hà Nội. Theo tiếng gọi xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, cháu đã ra chiến khu. Cháu tưởng được cầm súng, ai ngờ cấp trên giao làm kế toán. Cháu đã được học nhưng chưa thông, nay nhờ Bác chỉ giúp".

Nghe xong, Bác quay về phía người mẹ trẻ hỏi:

- Thế sao trong hoàn cảnh khó khăn mà cháu bé này lại bụ bẫm, kháu khỉnh thế này?

- Dạ, vì cháu học kinh nghiệm các chị đã có con. Thêm nữa có thức gì ngon, cháu đều dành cho con.

Bác mỉm cười: "Ðúng rồi, nhưng sao cô lại chịu vất vả thế?".

Người mẹ trẻ cảm động: Vì cháu thương con!

Ðến lúc này Bác mới quay lại anh sinh viên nọ và nói: "Nếu chú cũng thương bộ đội, thương nhân dân ngày đêm vất vả để kháng chiến thì chắc chú sẽ yên tâm công tác".

Bác trìu mến nhìn mọi người, kết luận:

- Vì có yêu người, mới yêu nghề!

-------------
(*)  Trích trong cuốn sách Chuyện ngày thường về Bác Hồ. NXB Văn hóa - dân tộc, 2001, trang 44.

Nguồn Báo nhân dân

 

 
Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Thứ hai, 04 Tháng 4 2022 15:36

Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật theo tinh thần văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

26/11/2021

1. Hiệu quả thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay
- Quan niệm về hiệu quả thi hành pháp luật:

Ban hành Hiến pháp, pháp luật không phải mục đích cuối cùng của đất nước. Hiến pháp, pháp luật được ban hành là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự, củng cố và phát triển chúng theo những định hướng mong muốn nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định, trong đó có mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và điều đó chỉ có thể đạt được khi những chỉ dẫn, mệnh lệnh của các quy định trong Hiến pháp, pháp luật được thi hành có hiệu quả trong đời sống xã hội, thể hiện ở hành vi thực tế, hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, những người có chức vụ, quyền hạn và các cá nhân. Vì vậy, V.I. Lênin đã cho rằng, vấn đề quan trọng không phải là ban hành thật nhiều luật, mà quan trọng là thực hiện chúng trên thực tế. Trong thư gửi cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (thời kỳ 1991- 1997) Đỗ Mười đã viết: “Có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cũng mới chỉ là có được một yếu tố cần của Nhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ. Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân, đòi hỏi pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng, theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”[1]. Như vậy, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, pháp luật là điều kiện không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, của một xã hội văn minh.

Thi hành pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, được hình thành trong quá trình các tổ chức và cá nhân khi gặp phải tình huống thực tế mà pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình, chuyển hoá một cách sáng tạo các quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã ban hành vào tình huống cụ thể đó thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình, nói cách khác, những đòi hỏi, cấm đoán, hay cho phép của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đã được biểu hiện thành các hành vi thực tế hợp pháp của họ. Thi hành pháp luật được xem là hình thức để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, quản lý, bảo vệ, thúc đẩy phát triển xã hội, còn đối với các tổ chức khác hoặc các cá nhân thì đó là việc thực hiện các quyền, tự do, hoặc các nghĩa vụ pháp lý của họ mà pháp luật đã quy định, vì lợi ích của mỗi tổ chức, cá nhân, cũng như của cả cộng đồng xã hội.

Hiệu quả thi hành pháp luật là một đại lượng so sánh, thể hiện ở kết quả và chất lượng của việc thi hành các quy định pháp luật trên thực tế (kết quả thực tế tích cực đạt được do việc thi hành pháp luật mang lại, phù hợp với những mục đích, yêu cầu mong muốn đạt được của việc thi hành pháp luật trong những phạm vi và điều kiện nhất định với mức chi phí thấp). Kết quả và chất lượng của việc thi hành các quy định pháp luật trên thực tế thể hiện thông qua việc so sánh: giữa trạng thái của các quan hệ xã hội trước và sau khi pháp luật được thi hành; giữa những biến đổi tích cực với những biến đổi không tích cực của các quan hệ xã hội do việc thi hành pháp luật mang lại; đối chiếu và so sánh giữa kết quả thực tế đạt được do việc thi hành pháp luật với mục đích, yêu cầu mong muốn đạt được khi thi hành nó; giữa những chi phí thực tế với những chi phí dự kiến để đạt được mục đích đề ra khi thi hành pháp luật... Như vậy, để đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật thì phải xác định được: Những mục đích, yêu cầu mong muốn đạt được khi thi hành pháp luật; các kết quả tích cực đạt được trên thực tế do việc thi hành pháp luật mang lại; những chi phí thực tế để đạt được các kết quả đó.

Việc xem xét, đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật cần được tiến hành trong những phạm vi giới hạn về không gian, thời gian với những số lượng và chất lượng nhất định ở tất cả các hình thức thực hiện pháp luật. Do pháp luật là một hệ thống nên sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội cũng mang tính chất hệ thống, vì vậy, hiệu quả thi hành pháp luật không phải là tổng số giản đơn hiệu quả của các yếu tố riêng rẽ của quá trình thi hành các quy định pháp luật mà là một hiện tượng pháp lý đặc biệt, nó phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố, những mối quan hệ có liên quan đến việc thi hành pháp luật. Từ đó cho thấy một quy định pháp luật nào đó nếu không được thi hành có hiệu quả có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả việc thi hành các quy định pháp luật khác và ngược lại nếu nó được thi hành có hiệu quả thì có thể sẽ làm cho việc thi hành các quy định pháp luật khác cũng có hiệu quả. Do vậy, sự đồng bộ trong xây dựng và thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong thực tiễn.
Hoạt động xem xét, đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật rất phức tạp và khó khăn. Nó đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu thực tiễn đời sống pháp luật, thu thập những thông tin chính thức và cả những thông tin không chính thức về các vấn đề có liên quan, có như vậy mới có thể đánh giá tương đối chính xác về hiệu quả thi hành một quy định pháp luật, một chế định pháp luật hay một văn bản pháp luật nào đó... ở một phạm vi không gian, thời gian nhất định. Chỉ khi nào có những đánh giá chính xác về hiệu quả thi hành pháp luật thì mới có giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật đúng đắn, chính xác, phù hợp.

- Hiệu quả thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay chưa cao

Ở Việt Nam thời gian gần đây, hoạt động thi hành pháp luật đã được quan tâm nhiều hơn, tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều quy định và văn bản pháp luật mới ban hành đã được thi hành có hiệu quả trong cuộc sống, phát huy được vai trò tác dụng của pháp luật đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, làm cho “Môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt Nam, v.v. có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi bật”[2], dân ta ngày càng giàu, đất nước ngày càng phát triển hùng mạnh, dân chủ được mở rộng, xã hội từng bước công bằng,văn minh hơn. Đúng như Đảng ta nhận định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay ”.[3]
Bên cạnh những quy định pháp luật được tổ chức thi hành nghiêm minh thì cũng còn một số quy định pháp luật chưa được thi hành hoặc thi hành chưa nghiêm. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã thẳng thắn thừa nhận việc “Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước”[4].
Những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay chưa cao thì rất nhiều, có thể nói đến những nguyên nhân cơ bản sau đây:

+ Bản thân hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn thiện, chất lượng chưa cao. Điều này biểu hiện ở sự chưa đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn”[5], tính quy phạm của hệ thống pháp luật chưa cao, còn nhiều quy định pháp luật chỉ mới dừng lại ở dạng những nguyên tắc chung, nhiều quy định không sát, không phù hợp với thực tế cuộc sống nên rất khó thực hiện. Nhiều quy định thiếu chế tài hoặc chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến hiện tượng “nhờn luật”. Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, văn bản quy định về trình tự, thủ tục, văn bản hướng dẫn thi hành thường chậm so với yêu cầu, đôi khi còn ban hành trái luật.
+ Hoạt động giải thích về nội dung, tinh thần của văn bản hay quy định pháp luật rất ít được tiến hành hoặc được tiến hành nhưng không chính danh. Cơ quan có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là Ủy ban Thường vụ Quốc hội rất ít khi tiến hành hoạt động giải thích. Các quy định của Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Dân sự chủ yếu được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành, đôi khi trong những hướng dẫn đó đã chứa đựng những nội dung giải thích.
+ Công tác phổ biến, giáo dục về nội dung, tinh thần của văn bản hay quy định pháp luật tới cán bộ, nhân dân và các đối tượng có liên quan để mọi người nhận thức chính xác đầy đủ chúng, biết được những gì nên làm, những gì phải làm, những gì có thể làm được, những gì không được làm... được tiến hành với hiệu quả chưa cao. Nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa có được sự hiểu biết pháp luật cần thiết để từ đó chủ động quyết định hành vi sản xuất, kinh doanh… của mình. Nhiều chủ thể bị thua, thiệt khi sản xuất, kinh doanh, nhất là làm ăn với các đối tác nước ngoài vì kém hoặc không hiểu biết pháp luật đầy đủ.

+ Công tác tổ chức, cán bộ liên quan đến việc tổ chức thi hành pháp luật cũng chưa thật tốt. Ngay từ Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng, khi xác định những nguyên nhân chủ quan dẫn đến những yếu kém và bất cập về kinh tế, xã hội ở nước ta khi đó, đã khẳng định: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu nhất”[6], nhưng đến nay điều đó vẫn chưa được khắc phục. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII thẳng thắn nhìn nhận là: “chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết còn hạn chế, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp”[7]. Việc phân công cơ quan hay những người có chức vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện văn bản hay quy định pháp luật nhiều khi không rõ ràng. Việc tuyển dụng hoặc đào tạo và bố trí cán bộ, công chức chưa thật phù hợp, nhiều cán bộ, công chức năng lực, trình độ và cả đạo đức chưa tương xứng với công việc được giao. Một số cơ quan áp dụng pháp luật chưa được tổ chức một cách khoa học, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chưa thật tốt nên vẫn còn hiện tượng hoạt động chồng chéo, mâu thuẫn, không phối hợp hoặc cản trở lẫn nhau trong công việc của các cơ quan này. Một số cán bộ, công chức chưa tinh thông về nghiệp vụ trong việc giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm chưa cao, vẫn còn hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ, lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của nhà nước, của các tổ chức kinh tế và của nhân dân...

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho việc triển khai thực hiện một số quy định pháp luật chưa đầy đủ. Rất nhiều văn bản hay quy định pháp luật để được thực hiện trong thực tế đòi hỏi chi phí rất lớn về tiền của, công sức và những trang thiết bị vật chất - kỹ thuật nhất định nhưng lại chưa được đáp ứng. Tình trạng này đã dẫn đến nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhưng phải lùi, hoãn thời gian thực hiện lại nhiều lần. Một số quy định pháp luật do tổ chức thực hiện không tốt phải làm đi, làm lại nhiều lần gây tốn kém rất lớn cả về tiền bạc và công sức của nhà nước cũng như của nhân dân. Trong hoạt động tổ chức thi hành, thi hành pháp luật vẫn còn hiện tượng tham nhũng, lãng phí làm cho chi phí thi hành pháp luật vẫn còn khá cao.

Ngoài ra, những điều kiện về đời sống vật chất và tinh thần của những người trực tiếp thực hiện, áp dụng pháp luật và gia đình họ cũng còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật của họ.
Với những lý do trên cộng thêm năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế đã làm cho việc chỉ đạo và tổ chức thi hành pháp luật chưa thực sự tốt, một số quy định pháp luật đã không được thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm, thậm chí có những quy định pháp luật còn được áp dụng sai dẫn đến tình trạng oan sai trong quá trình áp dụng pháp luật gây nhiều bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan nhà nước, tiến trình xây dựng, củng cố nhà nước pháp quyền và đời sống của nhân dân.

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ở Việt Nam theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là một trong những điều kiện để: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[8]. Để thực hiện được điều này cần tiến hành các giải pháp cơ bản sau:

Một là, nhận thức và thực hiện đầy đủ hơn về tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội

Nhận thức và thực hiện tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội là một quá trình khó khăn và lâu dài. Trong các hoạt động, nhà nước và xã hội phải luôn khẳng định và bảo đảm sự thống trị của Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.

Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật không chỉ xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp, pháp luật mà còn phải tập trung tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả. Đã đến lúc đất nước ta phải “Thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính liên thông, gắn kết mật thiết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật”,[9] để pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng thực sự của mình trong đời sống nhà nước và xã hội.

Việc nhận thức và thực hiện tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội phải luôn được bắt đầu từ các tổ chức Đảng, Nhà nước và lan tỏa trong các tổ chức khác, các công dân, cá nhân trong xã hội. Các tổ chức và cá nhân trong xã hội phải luôn ý thức được tinh thần pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của mình và của toàn xã hội.

Hai là, không ngừng nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật đất nước
Muốn nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thì trước hết phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật. Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã quán triệt phải nhanh chóng “xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới”[10], “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch”[11]. Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng tính phù hợp, tính khả thi của các quy định pháp luật. Các quy định pháp luật được ban hành phải phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa, hội nhập của đất nước, nhu cầu cải cách bộ máy nhà nước vì lợi ích của nhân dân. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế - xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Ngoài ra, hệ thống pháp luật Việt Nam còn phải được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các điều ước và thông lệ quốc tế, có phương pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp cho mỗi loại quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành, nghĩa là, khi ban hành quy phạm pháp luật, phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước có cho phép thực hiện được quy phạm pháp luật đó hay không, đồng thời, phải tính đến các điều kiện khác như tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận quy phạm pháp luật đó, trình độ văn hoá và kiến thức pháp lí của nhân dân...
Khi xây dựng pháp luật phải chú ý đặc biệt đến thói quen, tâm lý của nhiều người Việt Nam là “bất tuân pháp luật”, luôn tìm cách lẩn tránh pháp luật. Do vậy, pháp luật, nếu có thể, cần được quy định càng chi tiết càng tốt. Các quy định pháp luật nên được thể hiện theo cách loại trừ (trừ những hành vi, những việc không được làm) còn lại bắt buộc phải làm để tránh hiện tượng “lách luật”.

Xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó chú trọng việc quy định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cương quyết thực hiện nguyên tắc “các cơ quan, nhân viên nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền, xử lý kiên quyết và nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, nhất là đối với những vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước. Từng bước chuyên nghiệp hoá các hoạt động pháp luật, coi các hoạt động pháp luật là hoạt động nghề nghiệp.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… của đất nước, cần tiếp tục:

 + Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng tăng số lượng, chất lượng và kỹ năng xây dựng luật của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhất là giám sát việc ban hành những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản luật;

 + Củng cố, nâng cao đội ngũ những người trực tiếp tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc các bộ, ban ngành, mà đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan trực tiếp tham gia soạn thảo nhiều dự án luật, pháp lệnh..., thực hiện việc thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Thu hút nhiều chuyên gia pháp luật giỏi của các vụ, viện, trường đại học, những người không bị lợi ích nhóm chi phối, vào công tác xây dựng pháp luật. Trong thành phần các ban soạn thảo cần bổ sung thêm số lượng các chuyên gia pháp lý có trình độ cao, như vậy thì mới khắc phục được hiện tượng về lỗi kỹ thuật trong nội dung các dự thảo và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mới được nâng cao;

+ Đẩy mạnh công tác rà soát, hệ thống hoá pháp luật, nhất là hoạt động pháp điển hoá, thậm chí cần xây dựng những tổng tập luật lệ về một số lĩnh vực nhất định. Kiên quyết loại bỏ những quy định trùng lặp giữa các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề, có như vậy sẽ thuận lợi hơn cho hoạt động xây dựng pháp luật nói riêng và các hoạt động thi hành, bảo vệ pháp luật nói chung;

+ Không chỉ đề cao trách nhiệm chính trị mà cần quy định trách nhiệm pháp lý đối với mỗi cơ quan nhà nước trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu một cơ quan nhà nước hay một cá nhân có thẩm quyền tham gia soạn thảo, thẩm định, thẩm tra hay ban hành văn bản quy phạm pháp luật có lỗi do hành vi của mình dẫn đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà nước và xã hội thì phải chịu trách nhiệm pháp lý theo hướng hậu quả pháp lý bất lợi. Nếu có thể nên quy định trách nhiệm pháp lý đối với từng cá nhân hoặc từng bộ phận tham gia soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Tăng cường kinh phí cho các hoạt động xây dựng pháp luật. Muốn huy động được trí tuệ, công sức của tổ chức, cá nhân vào xây dựng pháp luật cần phải đầu tư kinh phí thỏa đáng cho hoạt động này. Tăng cường kinh phí cho các hoạt động hội thảo khoa học hoặc tham vấn chuyên gia phục vụ công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;

+ Đẩy mạnh việc “Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường...”[12], đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trên các phương diện, theo kịp trình độ phát triển của thế giới.

Ba là, tiếp tục cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo tinh thần nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật là thuộc bộ máy, các cơ quan, nhân viên nhà nước, những người có trách nhiệm. Do vậy, cần “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội”[13], bởi, hiệu quả thi hành pháp luật phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động có trách nhiệm của các cơ quan, nhân viên nhà nước. Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt: “Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.[14] Cụ thể là:

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành và năng lực kiến tạo phát triển, “Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”[15]. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt là “Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh”[16], góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước.
Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, “đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”[17].
Bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, sự phân công, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ, hợp lý giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá; tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân, kiện toàn các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân; cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan hoạt động tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án, không để xảy ra những trường hợp oan sai.

Bốn là, nâng cao chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thi hành pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

Đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch có năng lực là yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động thi hành, áp dụng pháp luật. Để có đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất, thời gian tới “Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới”[18]. Cần nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo dựa trên cơ chế cạnh tranh về tuyển dụng, chế độ đãi ngộ và đề bạt; có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; có cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”[19].

Muốn việc thi hành pháp luật có hiệu quả cao thì phải không ngừng nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Các tổ chức, cá nhân nhiều khi muốn thi hành pháp luật nhưng không thể làm được vì thiếu khâu tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan, người có trách nhiệm của nhà nước tổ chức cho các tổ chức, cá nhân thi hành pháp luật. Ngược lại, một bộ phận tổ chức, cá nhân không chủ động trong thi hành pháp luật, họ thường chờ mệnh lệnh của các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm. Do vậy, đòi hỏi bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải tự mình gương mẫu thi hành pháp luật, đồng thời phải có trách nhiệm tổ chức để các tổ chức, cá nhân khác nghiêm chỉnh thi hành pháp luật chính xác, đầy đủ, triệt để. Khẩn trương “Xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp”[20]. Cần củng cố các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với các cơ quan đó. Không ngừng quán triệt nguyên tắc “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Cần đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức nhà nước.

Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cần đẩy mạnh việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về những việc làm sai trái của các cơ quan, đơn vị, cá nhân, bảo đảm công bằng và nghiêm minh, xử lý kiên quyết đối với những người vi phạm pháp luật làm tổn hại tới quyền, lợi ích, danh dự... của nhân dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị, đồng thời phải tiến hành minh oan công khai, bồi thường thoả đáng những thiệt hại về vật chất, phục hồi danh dự và việc làm đối với những người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử oan sai, trái pháp luật. Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Năm là, triển khai có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân

Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý cho cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tính năng động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào việc thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, tạo thói quen “sống, làm việc theo pháp luật” trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trước hết phải nhằm vào đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, những người trực tiếp quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật theo tinh thần: “Các cán bộ lãnh đạo và quản lý các cương vị chủ chốt từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, từ tổng giám đốc đến cán bộ quản lý cơ sở, đều phải qua các lớp bồi dưỡng định kỳ có sát hạch, theo chương trình thiết thực và có hệ thống về đường lối, chính sách, cơ chế quản lý và kiến thức quản lý mới, về chuyên môn, nghiệp vụ và về pháp luật”[21]. Từng bước tiến tới tiêu chuẩn hoá về trình độ của cán bộ, công chức trong các cơ quan pháp luật. Ngoài việc nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức còn phải nâng cao ý thức pháp luật cho toàn thể nhân dân trong xã hội theo tinh thần “không ai là không biết pháp luật”. Coi yêu cầu hiểu biết pháp luật như một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm. Đồng thời coi trọng nội dung thi về pháp luật khi thi tuyển dụng công chức, thi nâng bậc, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức.

Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tri thức, văn hóa, giáo dục chính trị, đạo đức, nhân cách, lối sống cho nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, từng bước “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”[22]. Tạo ra sự phát triển toàn diện cho mỗi con người để họ có đầy đủ năng lực tham gia một cách chủ động, tự giác, tích cực vào các hoạt động pháp luật với động cơ đúng đắn và hiệu quả.
Để phổ biến, giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt cần kết hợp nhiều hình thức và biện pháp đồng bộ, trong đó cần chú trọng hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng khác nhau; lôi cuốn, tạo điều kiện để nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động pháp luật thực tiễn; đa dạng hoá các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các loại hình đào tạo pháp luật; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại và các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn dịch vụ pháp lý; phát hành rộng rãi các loại sách báo, tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật. Đối với các văn bản pháp luật quan trọng, thiết thực cần được in với số lượng lớn, bán rộng rãi với giá rẻ (Nhà nước có thể bù lỗ cho loại tài liệu này) để mọi gia đình, cá nhân đều có thể mua và sử dụng được; hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải căn cứ vào trình độ dân trí, yêu cầu của nghề nghiệp, khu vực sinh sống... theo tinh thần người biết nhiều nói cho người biết ít, người biết nói cho người chưa biết để tất cả xã hội đều hiểu biết pháp luật, sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.

Sáu là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật

Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, đặc biệt là hoạt động áp dụng pháp luật để kịp thời phát hiện và khắc phục những khiếm khuyết, yếu kém của hoạt động này, xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp với mục đích đặt ra. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thi hành pháp luật cần kết hợp sự kiểm tra, giám sát, theo dõi của các cơ quan nhà nước với kiểm tra, giám sát, theo dõi của các tổ chức xã hội và của nhân dân. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi thi hành pháp luật. Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực cho các cơ quan làm công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi thi hành pháp luật. Nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp được thực hiện chính xác.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và của đất nước. Đồng thời tổ chức thật tốt để nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ, quyền hạn. Thường xuyên “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử và xử lý nghiêm, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cường giám sát và phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thiết lập cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực hiệu quả”[23].

Xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân đều bị xử lý theo pháp luật, "Mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống và làm việc theo pháp luật, gương mẫu trong việc tôn trọng pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật,... Cấm bao che hành động phạm pháp và người phạm pháp dưới bất cứ hình thức nào"[24]. Từng bước xây dựng lối sống và thói quen sống, làm việc theo pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Nhà nước cũng cần quy định chế độ trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan hoặc cá nhân trong việc tổ chức thi hành và áp dụng pháp luật trên thực tế để tránh hiện tượng pháp luật không được tổ chức thi hành nhưng không ai chịu trách nhiệm về vấn đề đó.
Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, Đảng viên, nhân dân phát hiện và tích cực đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Nâng cao vai trò của các cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, quan liêu, lợi dụng chức quyền để tham ô, nhận hối lộ, làm thất thoát tài sản nhà nước, sách nhiễu nhân dân.

Bảy là, củng cố các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, kết hợp hài hòa với pháp luật trong duy trì, quản lý đời sống xã hội

Ngoài việc quản lý xã hội bằng pháp luật còn cần chú ý những công cụ khác như­ đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo... bởi, giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, không có công cụ nào tồn tại và tác động một cách biệt lập, mỗi công cụ luôn có ảnh h­ưởng và chịu ảnh hư­ởng bởi các công cụ quản lý khác. Các công cụ quản lý xã hội luôn dựa vào nhau, hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển vì sự ổn định và trật tự xã hội, vì cuộc sống cộng đồng ổn định, phát triển h­ướng tới chân, thiện, mỹ. Hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa - một Nhà nước đề cao vị thế của pháp luật trong xã hội, song không phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ vai trò của các công cụ quản lý khác trong xã hội. Pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu thì cũng không cần và không thể điều chỉnh được hết và có hiệu quả đối với tất cả các quan hệ xã hội mà vẫn cần phải có sự bổ trợ của các công cụ điều chỉnh khác trong xã hội. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu để củng cố và sử dụng một cách hài hoà giữa pháp luật với các công cụ quản lý xã hội khác, phát huy những điểm phù hợp của các công cụ này để hỗ trợ cho thực hiện pháp luật, thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 Tám là, đầu tư các nguồn lực thoả đáng cho hoạt động thi hành pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong các hoạt động pháp luật

Đầu tư về nguồn lực con người, bố trí, lựa chọn những cán bộ, công chức có đức, có tài cho các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật. Đầu tư cơ sở vật chất thỏa đáng cho hoạt động thi hành pháp luật, trong đó có việc nâng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người thường xuyên trực tiếp giải quyết công việc có liên quan tới tài sản, đến các mặt trái của xã hội, đủ đảm bảo cho họ có thể sống liêm khiết bằng đồng lương của mình có ý nghĩa rất quan trọng.
Cùng với việc đầu tư thoả đáng cơ sở vật chất còn phải thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật. Luôn “Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự. Phát huy đúng vai trò giám sát, phản biện xã hội, các hình thức tự quản của cộng đồng, các phương thức hòa giải cấp cơ sở. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[25]. Giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong tổ chức thi hành và thi hành pháp luật cho nhà nước, các tổ chức, cá nhân là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ở nước ta hiện nay.

Chín là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự gương mẫu của đảng viên và các tổ chức đảng trong thi hành pháp luật

Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ở nước ta. Sự gương mẫu của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm minh các quy định pháp luật sẽ là tấm gương để nhân dân noi theo. Điều đó cũng củng cố sự tin tưởng của nhân dân vào những giá trị của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, từng bước biến những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội thành hiện thực. Trong tiến trình xây dựng, củng cố nhà nước pháp quyền, đòi hỏi các tổ chức đảng, các tổ chức xã hội và mọi công dân, mỗi thành tố của xã hội đều phải thể hiện đúng vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, chính xác các quy định của pháp luật. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định không chỉ các tổ chức của Đảng mà còn nhấn mạnh tất cả đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng, thực hiện và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự đặt mình dưới quyền lực của Hiến pháp và pháp luật, tự giác hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, “Các tổ chức của Đảng và đảng viên, nhất là tổ chức, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước vừa phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, vừa phải nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”[26]. Trong điều kiện chỉ tồn tại một đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội càng cần phải tăng cường nguyên tắc pháp chế trong mối quan hệ quyền lực giữa Đảng với Nhà nước và xã hội. Củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc thi hành pháp luật cần tiến hành nhiều biện pháp khác nhau trong đó phải “đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”[27]. Để có căn cứ cho việc lãnh đạo cần “Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể và công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, giám sát việc thực hiện”[28]. Từng bước khắc phục sự yếu kém trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện mà Đảng đã chỉ ra bằng việc “Nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo và chất lượng công tác hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. Kịp thời thể chế hóa, cụ thể hoá, triển khai đúng đắn, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, khắc phục sự yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện”[29].
Với sự lãnh đạo sáng suốt và quyết tâm của Đảng, sự tích cực quản lý của Nhà nước, sự ủng hộ nhiệt thành của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và Nhà nước nhất định chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng đã đề ra trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, trong đó có việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật và các chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

GS.TS. Nguyễn Minh Đoan[30]


[1] Đỗ Mười, Thư gửi cán bộ, nhân viên ngành Tư pháp nhân dịp 50 năm thành lập ngành, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/1995, tr.1

 [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.21 

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập1, Sđd, tr.25 

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập1, Sđd, tr.89-90

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.89 

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2006, tr.176 

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.94 

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.111-112

[9] Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.285

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.222-223

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.223

[13] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.285

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.175

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.284-285

[16] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.223

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tập 1, Sđd, tr.176

[18] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tập 1, Sđd, tr.180

[19] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.288

[20] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.224

[21] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.122- 123

[22] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.231

[23] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.307

[24] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Sđd, tr.121

[25]  Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.288-289

[26] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.197

[27] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.180

[28] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.197-198

[29] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Sđd, tr.180-181

[30] Trường Đại học Luật Hà Nội

 

 
Xây dựng hàng rào có phải xin phép không ?
Thứ hai, 28 Tháng 3 2022 16:05

          Xây dựng hàng rào có phải xin cấp phép không ?

Chúng ta thường quen với việc xây dựng hàng rào để trang trí ngôi nhà hoặc ngăn cách nhà mình với nhà hàng xóm mà không xin cấp giấy phép, như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung 2020 thì công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

“a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;

h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.”

Như vậy, việc xây hàng rào không thuộc các trường hợp nêu trên nên bạn phải tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh. Bạn cần phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại nơi bạn xây dựng tường rào cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (trừ những trường hợp đã được cấp phép xây dựng mà có ý định cải tạo lại tường rào nhưng không làm thay đổi cấu trúc mặt ngoài, kết cấu chịu lực và công năng sử dụng đảm bảo an toàn công trình thì không cần xin phép. Để xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mới căn cứ vào quy định tại Quyết định của UBND tỉnh về quy định phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh nơi xây dựng tường rào.

2. Điều kiện xin cấp giấy phép xây dựng hàng rào

  • Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định. Bản vẽ thiết kế hàng rào để xét cấp giấy phép xây dựng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, trong đó phải xác định rõ vị trí xây dựng, lộ giới, chỉ giới xây dựng, ranh giới thửa đất, hành lang bảo vệ (nếu có)

Về quy mô kiến trúc:

Theo Điều 43 Luật nhà ở 2014 quy định về yêu cầu đối với phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị có quy định như sau:

“1. Phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có nhà ở và được cải tạo, xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc xây dựng hoặc cải tạo nhà ở hiện có phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị. Đối với nhà ở yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng thì phải xây dựng theo Giấy phép xây dựng.

Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc nhà ở và không làm ảnh hưởng đến công trình liền kề.”

Đồng thời, tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411 : 2012 về Nhà ở liên kế – tiêu chuẩn thiết kế thì:

“6.4.6   Hàng rào và cổng

6.4.6.1   Đối với nhà ở liên kế mặt phố, hàng rào mặt tiền phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan, thống nhất theo quy định của từng khu vực và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a)  Hàng rào không được phép xây dựng vượt ngoài ranh giới kể cả móng và có chiều cao tối đa 2,6 m;

b)  Khi mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, ranh giới với ngõ/hẻm trên 2,4 m, chỉ được phép xây dựng hàng rào thoáng hoặc hàng rào cây bụi ;

c)  Trường hợp mặt tiền nhà cách chỉ giới đường đỏ, ranh giới ngõ/hẻm nhỏ hơn 2,4 m, chỉ được xây hàng rào nhẹ thoáng, có chiều cao không quá 1,2 m hoặc xây các bồn hoa để ngăn cách ranh giới;

d)  Trường hợp có yêu cầu đặc biệt về bảo vệ an toàn, thì hàng rào được che kín lại bằng vật liệu nhẹ. Phần che kín chỉ được phép cao tối đa 1,8 m.

e)  Ngăn cách ranh giới giữa hai nhà phải có hàng rào thoáng cao bằng hàng rào mặt tiền. Phần chân rào có thể xây đặc cao tối đa là 0,6 m.”

Công trình xây dựng, nhà ở có hàng rào phải được thể hiện chung trên bản vẽ xin giấy phép xây dựng. Trường hợp hàng rào xây dựng tạm thì phải có kết cấu tách biệt công trình chính.

  • Đối với khu vực thực hiện đầu tư theo dự án xây dựng công trình:

Nguồn sưu tầm và tổng hợp.

 
Các bài viết khác...
  • Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?
  • Tự ý san lấp đất nông nghiệp sẽ bị xử lý
  • xử lý vi phạm trong xây dựng trên đất nông nghiệp
  • Định hướng hoàn thiện pháp luật, nang cao hiệu quả về quản lý, sử dụng đất đai...
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 1 trong tổng số 3

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam