CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Quyết định Ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng chính phủ
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 120 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay1357
Hôm quaHôm qua2991
Tuần nàyTuần này13342
Tháng nàyTháng này68696
Tất cảTất cả25762038
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
 Thứ hai, 16 Tháng 5 2022 14:17 - 980 Lượt xem
PDF. In Email

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

21/05/2007 07:00

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu của cả đời mình và mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân.

Dân là chủ, mọi quyền hành đều ở nơi dân

Có thể nói rằng, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phạm trù chiếm vị trí trung tâm. Bác nói: "Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân (...). Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Tư tưởng của Bác là sự kế thừa ý thức về sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân mà các nhà tư tưởng, các vị anh hùng dân tộc đã nhiều lần nhìn nhận: "Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi).

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân mà Bác đã đặt mục tiêu của cả đời mình, mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân. Năm 1960, kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác".

Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn sự nghiệp giải phóng con người, trước hết trong điều kiện nước ta, với sự nghiệp giải phóng đất nước, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ðồng thời, Người quan niệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh.

Cho nên, đấu tranh chống nghèo đói và lạc hậu được Người xem là một nhiệm vụ hàng đầu, một "cuộc chiến đấu khổng lồ". Người nói: "Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; (...) nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi", "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Ðảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". "Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

Hạnh phúc và tự do chân chính, thật sự, chỉ khi nào mà nhân dân là người chủ đích thực của toàn bộ quá trình hoạch định đường lối chính sách phát triển đất nước. Ðó chính là quá trình thực hành dân chủ - dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị.

Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã mang tính nhân dân sâu sắc, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám do nhân dân ta thực hiện thắng lợi dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở hiểu sâu sắc về nền tảng  nhân dân của Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta đã chủ trương tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 để bầu ra  Quốc hội đầu tiên của nước ta. Người đã kêu gọi nhân dân đi bầu cử với một sự xúc động tha thiết và tự hào về chính quyền của nhân dân vừa mới giành được bằng chính xương máu của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quyền làm chủ về chính trị của nhân dân là mấu chốt của một chính quyền vững mạnh. Theo Bác, quyền làm chủ đó không thể là lời bàn suông mà chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân. Người nói: "Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn.

Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ". "Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc". "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra".

Học tập và làm theo tư tưởng - đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng đã hết sức coi trọng việc hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, của khu dân cư, tập thể, đơn vị, cơ quan trong việc góp ý, phê bình, giám sát cán bộ, đảng viên.

Quyền lực nhân dân thống nhất và có hiệu quả

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được soạn thảo và ban hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu đưa ra nguyên tắc: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðại hội quốc dân Tân Trào là một Nghị viện được ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng làm nên nền dân chủ cách mạng của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Quốc hội là Hội đồng nhân dân toàn quốc". Còn ở các địa phương, HÐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. Như vậy, ở nước ta, có tổ chức quyền lực thống nhất, vừa bảo đảm sự thống nhất tập trung, vừa bảo đảm tính chủ động sáng tạo của các địa phương và luôn luôn gắn liền với dân, chịu trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên trước nhân dân. Ðó là tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn và hành động.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người lúc sinh thời, tính hiệu quả và thiết thực là một phương châm tổ chức và hoạt động được hết sức coi trọng.

Một nền hiến pháp và pháp luật dân chủ, vì con người

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định, tính pháp lý cô đọng và đầy đủ, toàn diện trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân làm thước đo. Do đó, hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân, của xã hội và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trong bài diễn ca nói về tám yêu sách gửi các nước đồng minh họp Hội nghị Véc-xây đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc viết:

"Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ".

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hiện diện của hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Những lý tưởng công bằng, độc lập, tự do chân chính luôn luôn thể hiện bản chất của pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - đó là những chuẩn giá trị có nội dung pháp lý, đó là những gì mang tính chân lý, những lẽ phải không ai chối cãi được.

Pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quyền tự do lựa chọn hành vi, và theo Người, ranh giới của sự lựa chọn hành vi ấy là bảo đảm tôn trọng lợi ích của xã hội, của người khác. Người nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác - người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà vi phạm quyền tự do của người khác là phạm pháp.

Pháp luật đối với Nhà nước ta là công cụ để duy trì và bảo đảm bình đẳng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội. Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Vì vậy theo Người, một xã hội được quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải đấu tranh chống bất công, chống đặc quyền, đặc lợi, phải đấu tranh để xóa bỏ những quan hệ xã hội trong đó con người bị sỉ nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ. Chính vì vậy, từ rất sớm, Bác đã nói lên yêu cầu "Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật".

Ðây có thể được coi là tư tưởng pháp luật quan trọng và là hạt nhân của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Cho nên, khi Người nói: "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" tức là nói trong hàm ý này.

Một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật là phương pháp và mức độ sử dụng pháp luật, yêu cầu thực hiện pháp luật trong thực tế. Chính vì vậy, Người đòi hỏi cán bộ pháp luật phải gương mẫu: "Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý". "Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được".

Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là tư tưởng pháp quyền nhân  nghĩa thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bác nói: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin được". Bác căn dặn cán bộ ta xử lý các vấn đề phải có lý, có tình. Ðối với cán bộ tư pháp, trong số các phẩm chất cần thiết, trước hết phải vô tư, không được thiên vị, tư thù, tư oán, không được cho mình đứng trên pháp luật.

Tuân theo lời dạy của Bác Hồ, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với nhân dân, thực hành dân chủ luôn luôn được Ðảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt. Ðề cao pháp luật, tăng cường pháp chế luôn phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật. Ðổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật.

Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ, khuyến khích tính tích cực pháp lý của họ. Ðó chính là nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta.

GS. TSKH ÐÀO TRÍ ÚC
(Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật,
Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư)

 


Tin mới:
  • Vừa trúng tuyển nghĩa vụ quân sự vừa trúng tuyển đại học thì xử lý như thế nào?
  • Đang việc làm ổn định đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc không?
  • Khi nào quyết định khởi tố vụ án hình sự
  • Hoàn thiện chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
  • Không để cán bộ lạm quyền, ngâm hồ sơ đất
Các tin khác:
  • Bác Hồ và việc tự học.
  • Có yêu người, mới yêu nghề
  • Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
  • Xây dựng hàng rào có phải xin phép không ?
  • Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,https://xosoketqua.com/xsmn-xo-so-mien-nam.html