CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Quyết định Ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng chính phủ
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 124 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay1348
Hôm quaHôm qua2991
Tuần nàyTuần này13333
Tháng nàyTháng này68687
Tất cảTất cả25762029
Bản tin pháp luật tuần từ ngày 07/3/2022 đến ngày 13/3/2022
 Thứ ba, 08 Tháng 3 2022 14:51 - 1226 Lượt xem
PDF. In Email

 

1. Hủy Văn bản thỏa thuận phân chia di sản như thế nào?

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc, người đồng thừa kế sẽ họp mặt để thoả thuận các vấn đề nêu tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản...

- Cách thức phân chia di sản.

Đặc biệt, mọi thoả thuận của những người đồng thừa kế đều phải lập thành văn bản. Đây chính là Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Và theo khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014, Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng là một trong những căn cứ để đăng ký chuyển quyền sử dụng đất cho người thừa kế.

Khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ:

Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

Theo đó, khi Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng thì khi huỷ bỏ Văn bản này phải có thoả thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả các đồng thừa kế đã ký trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế trước đó.

* Thủ tục huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Việc huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng năm 2014:

Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

Do đó, thủ tục thực hiện huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (bản chính).

- Dự thảo Văn bản huỷ Văn bản thảo thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có).

- Các giấy tờ: Chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và các đồng thừa kế, giấy chứng tử, giấy tờ nhân thân, giấy tờ về tài sản...

Nơi thực hiện

Văn phòng công chứng đã thực hiện việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế trước đó.

Nếu Văn phòng/Phòng công chứng này đã chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang giữ hồ sơ sẽ thực hiện việc huỷ bỏ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.

Chi phí thực hiện

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC, phí công chứng Văn bản huỷ Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế là 25.000 đồng/trường hợp.

 

 

2. Điểm lại 11 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ

* Được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần

Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.

Cùng với đó, khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ, khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

* Trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày

Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc/tháng.

Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động sẽ được trả thêm tiền lương tương ứng với thời gian được nghỉ mà vẫn làm việc.

Nếu không cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh nghỉ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng (theo điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

* Nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút/ngày

Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

* Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mang thai

Theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc mà có ảnh hưởng xấu tới thai nhi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp này vẫn được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp dù không đảm bảo thời gian báo trước theo quy định của pháp luật.

* Được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai

Điều 138 Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép lao động nữ mang thai mà có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, được quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Khi tạm hoãn hợp đồng, lao động nữ mang thai phải thông báo cho người sử dụng kèm theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.

* Không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Do đó, nếu vi phạm nội quy lao động trong thời gian mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, hết thời gian mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng thì lao động nữ vẫn có thể bị xử lý kỷ luật do thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có thể kéo dài.

* Sa thải phụ nữ mang thai có thể bị phạt đến 3 năm tù

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu sa thải trái pháp luật đối với phụ nữ mang thai, người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm.

* Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai

Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do có thai, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

* Không phải làm đêm, làm thêm, đi công tác xa khi mang thai

Theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) sẽ không phải làm việc bân đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Tuy nhiên, nếu người lao động đồng ý thì người sử dụng lao động vẫn được được sử dụng người lao nữ mang thai làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa.

* Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến

Theo khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần.

* Được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên (theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

3. Cha, mẹ đã mất thì có thể thay đổi họ được không?

Theo phân tích ở trên, khi con từ đủ 18 tuổi trở lên, cá nhân đổi họ không cần sự đồng ý của cha, mẹ. Tuy nhiên, người này chỉ được đổi họ trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên.

Riêng con dưới 18 tuổi, khi đổi họ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và thể hiện rõ trong Tờ khai (theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123 năm 2015. Do đó, nếu cha hoặc mẹ người đó đã chết thì yêu cầu thay đổi họ của con dưới 18 tuổi sẽ không thực hiện được.

Đồng nghĩa, nếu cha hoặc mẹ mất thì không đổi được họ cho con dưới 18 tuổi còn nếu con đã từ đủ 18 tuổi trở lên thì có thể đổi được.

* Thủ tục thay đổi họ cho con thế nào?

Căn cứ Luật Hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, thủ tục thay đổi họ thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Tờ khai

- Giấy khai sinh, giấy tờ căn cứ để đổi họ.

Cơ quan giải quyết

- Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân thay đổi (người chưa đủ 14 tuổi).

- UBND cấp huyện nơi đã khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú (cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên).

Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết sẽ là 03 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. Nếu phải xác minh việc thay đổi họ thì thời gian giải quyết sẽ kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Lệ phí

Hiện nay, căn cứ Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đổi họ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

 


Tin mới:
  • Từ 1-10: Hàng loạt trường hợp bị xóa thông tin trên mạng internet
  • Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • Các Văn bản Luật được Quốc Hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3
  • Từ 22-7: Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ có thể bị phạt tới 75 triệu đồng
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 05/2022
Các tin khác:
  • ​Một số chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 3/2022
  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất
  • Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt như thế nào?
  • 06 điều cần biết về chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản
  • Một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,https://xosoketqua.com/xsmn-xo-so-mien-nam.html