CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Quyết định Ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng chính phủ
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 118 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay1203
Hôm quaHôm qua2991
Tuần nàyTuần này13188
Tháng nàyTháng này68542
Tất cảTất cả25761884
Tiếp cận pháp luật
Quy trình đánh giá công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Thứ bảy, 12 Tháng 11 2022 04:32

tiep can pl 1

tiep can pl 2

Nguồn: Sưu tầm

 
03 Trường hợp không được uỷ quyền khi đăng ký hộ tịch
Thứ hai, 04 Tháng 4 2022 11:09

 

Thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch sau đây sẽ không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay theo quy định tại Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020:

- Đăng ký kết hôn;

- Đăng ký lại việc kết hôn;

- Đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Tuy nhiên, những trường hợp trên không được ủy quyền đăng ký nhưng một bên có thể trực tiếp đến nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

* Ngoài ra, liên quan đến việc ủy quyền đăng ký hộ tịch tại Thông tư 04 cũng quy định về các trường hợp được ủy quyền như sau:

- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay (trừ 03 trường hợp đã nêu ở trên).

- Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

- Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

 
Quy định pháp luật về nhận cha, mẹ con
Thứ hai, 04 Tháng 4 2022 11:05

Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân. Hiện nay, quy định của pháp luật về nhận cha, mẹ con tương đối đầy đủ và rõ ràng, cụ thể như sau:

1. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

 

 Nhận cha, mẹ, con là quyền của công dân được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình. Cha mẹ có quyền nhận con, con có quyền nhận cha mẹ kể cả khi người được nhận đã chết.

Hiện nay, thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hộ tịch ban hành năm 2014. Theo đó, thông thường, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. 

Đối với trường hợp thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam; thì thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

          2. Thủ tục nhận cha mẹ con

2.1 Chuẩn bị hồ sơ.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau và nộp tại UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

- Tờ khai theo mẫu quy định;

- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).

2.2. Nộp hồ sơ

* Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:

- Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con;

- Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

* Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:

- Nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.

- Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

 3. Giấy tờ nào chứng minh được mối quan hệ cha, mẹ, con

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, khi Thông tư 04 có hiệu lực từ ngày 16 tháng 7 năm 2020, chứng cứ chứng minh quan hệ cha - con, mẹ - con đã nới lỏng hơn so với trước đây: Ngoài Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con như kết qủa DNA… Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con..

          4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt

 

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp đặc biệt giải quyết như sau:

- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

- Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

 
Kết quả 02 năm thực hiện xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chủ nhật, 14 Tháng 3 2021 10:06

Xác định việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật luật trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật; từ năm 2017 đến nay, sau khi Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 được ban hành, trong đó quy định thêm tiêu chí 18.5 về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký về đích nông thôn mới, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản bổ sung nhiệm vụ mới này vào Quyết định ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm của tỉnh; đồng thời chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn các địa phương thực hiện việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, với nhiều kết quả nổi bật như sau:

 
Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Chủ nhật, 14 Tháng 2 2021 10:06

Sổ tay hướng dẫn xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 

File đính kèm
  • So tay huong dan xay dung xa phuong thi tran dat chuan tiep can phap luat - In.pdf
 
Các bài viết khác...
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 1 trong tổng số 2

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,https://xosoketqua.com/xsmn-xo-so-mien-nam.html