CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông
Nghị quyết về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể
Thông báo tình trạng lưu giữ Sổ hộ tịch từ năm 1976 trở về trước tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 147 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay2001
Hôm quaHôm qua3102
Tuần nàyTuần này14178
Tháng nàyTháng này64376
Tất cảTất cả26302525
Hòa giải cơ sở
Một số giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa ngành Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hòa giải ở cơ sở
Chủ nhật, 16 Tháng 7 2023 06:15

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 thì quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành. Trong công tác hòa giải ở cơ sở, theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 , Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc phối hợp giữa ngành Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện ở các mặt cơ bản sau:
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
Để công tác phối hợp giữa ngành Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật, thống nhất, hiệu quả từ trung ương đến cấp cơ sở, ngày 18/11/2014, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Việc phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở được Bộ Tư pháp và Ban thường trực Ủy ban TƯMTTQVN thực hiện lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng năm.
Ở địa phương, để quan hệ phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quản lý công tác hòa giải được chặt chẽ, thường xuyên, có hiệu quả, nhiều địa phương đã xây dựng văn bản phối hợp dưới các hình thức như: Kế hoạch liên tịch, hướng dẫn liên tịch, chương trình phối hợp, quy chế phối hợp... Việc phối hợp còn được thể hiện thông qua việc Sở Tư pháp tổ chức lấy ý kiến UBMTTQVN cấp tỉnh đóng góp vào dự thảo Kế hoạch của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trước khi trình ký ban hành[1].
Cùng với ngành Tư pháp, Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh tại các địa phương đã thường xuyên chỉ đạo UBMTTQVN cấp huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Xây dựng, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải ở cơ sở
Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tư pháp và Ban thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tình hình thực tế ở địa phương, Phòng Tư pháp thường xuyên phối hợp với Ủy ban MTTQVN cấp huyện xây dựng, triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị chung tại địa phương, hướng dẫn UBND cấp xã phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp trong việc rà soát, thành lập, kiện toàn tổ hòa giải, công nhận, cho thôi tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên. Công tác phối hợp, rà soát, thành lập mới, kiện toàn tổ hòa giải được các địa phương thực hiện căn cứ theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở 2013 và Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN , cụ thể hoạt động phối hợp này được thực hiện như sau:
- Trên cơ sở hướng dẫn của Phòng Tư pháp và Ủy ban MTTQVN cấp huyện, hàng năm, công chức Tư pháp - hộ tịch đều tham mưu UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban MTTQVN cùng cấp rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn.
- Trưởng Ban công tác mặt trận chủ trì, phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải. Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá, Trưởng ban Công tác mặt trận kiến nghị Ủy ban MTTQVN phối hợp với công chức Tư pháp - hộ tịch đề nghị UBND cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
- Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu người vào danh sách bầu hòa giải viên; Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ dân phố/ Trưởng ấp tổ chức bầu hòa giải viên.
- Công chức Tư pháp - hộ tịch căn cứ kết quả bầu hòa giải viên, đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, công nhận.
So với trước khi có Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, cơ cấu, số lượng và chất lượng của tổ hòa giải, hòa giải viên được nâng lên, trong đó chú trọng những người có trình độ, trẻ, uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động thường xuyên. Công tác rà soát, kiện toàn được các địa phương thực hiện hàng năm, đặc biệt sau khi Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành. Theo số liệu thống kê cả nước thì: Năm 2014 có 674.951 hòa giải viên/ 121.706 tổ hòa giải; Năm 2015 có 658.783 hòa giải viên/ 120.176 tổ hòa giải; Năm 2016 có 661.344 hòa giải viên/ 112.291 tổ hòa giải; Năm 2017 có 653.702 hòa giải viên/ 109.184 tổ hòa giải; Năm 2018 có 652.819 hòa giải viên/107.086 tổ hòa giải.
Trong các tổ hòa giải, nòng cốt thường là sự tham gia của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội nông dân… và những người có uy tín tại địa phương. Như tại tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh có 2.099 tổ hòa giải/2096 thôn, xóm, tổ nhân dân với 12.896 hòa giải viên thì trong đó có tới 2.099 hòa giải viên là Trưởng ban công tác mặt trận thôn, xóm.
3. Lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động
Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trọng tâm là việc tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng là một trong những mục tiêu đặt ra của công tác hòa giải ở cơ sở. Do đó, công tác này đã được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm, thực hiện lồng ghép trong hầu hết các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư, nhằm gắn công tác hòa giải ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là một tiêu chí trong đánh giá thực hiện cuộc vận động, góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, điển hình về hòa giải ở cơ sở, gắn hoạt động hòa giải vào việc thực hiện các chương trình, đề án, các phong trào văn hóa xã hội, các mục tiêu chung ở cơ sở. Như tại tỉnh Tuyên Quang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã cụ thể hóa các nội dung thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở thành tiêu chí bình xét “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư tiên tiến”, “Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa” trong các cuộc vận động. Tại tỉnh Điện Biên, để thực hiện hiệu quả việc lồng ghép công tác hòa giải ở cơ sở với các phong trào khác, năm 2014, UBMTTQ huyện Tuần Giáo đã tổ chức thí điểm mô hình “Tổ an ninh tự quản” ở bản Huổi Sáy, xã Nà Sáy. Từ hiệu quả của mô hình, năm 2015 đã phát động các khu dân cư nhân rộng mô hình tự quản và đến nay các mô hình tự quản này đã từng bước đi vào hoạt động nề nếp, có hiệu quả, phát huy tốt vai trò của Tổ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Với tính chất là tổ chức gần gũi, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và chi phối đến nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, huy động đông đảo các thành phần xã hội tham gia, Mặt trận Tổ quốc có lợi thế rất lớn khi tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Nhận thức rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong công tác hòa giải ở cơ sở, Sở Tư pháp và Ủy ban MTTQVN cùng cấp đã đẩy mạnh triển khai đến tận cơ sở và được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại cấp xã ủng hộ và phối hợp thực hiện. Cụ thể Mặt trận Tổ quốc cấp xã một số nơi đã chỉ đạo Ban công tác mặt trận ấp, khu phố, tổ dân cư tổ chức lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11”; tích cực phối hợp với chính quyền vận động nhân dân giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình, khu dân cư bằng biện pháp hòa giải ở cơ sở. Đồng thời, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện còn phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch giám sát, lồng ghép giám sát việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở. Qua đó, đã đưa chính sách, pháp luật của nhà nước tới nhân dân; đồng thời khi thực hiện lồng ghép đã giúp đông đảo quần chúng nhân dân hiểu được vị trí, vai trò quan trọng của công tác này trong việc ổn định trật tự an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, công tác phối hợp tại cấp xã còn được thực hiện thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo khu dân cư thực hiện lồng ghép hòa giải ở cơ sở với xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, trong đó đề ra các biện pháp duy trì, bảo vệ trật tự an toàn xã hội; phát hiện kịp thời và đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, giải quyết những mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong cộng đồng dân cư, hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật, giảm thiểu các tiêu cực phát sinh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sơ, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư.
Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQVN các cấp còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các ngành chức năng tích cực tuyên truyền pháp luật về vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở đến các tầng lớp nhân dân thông qua các hội nghị, tờ rơi, tờ gấp, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, trong các cuộc họp chi, tổ, hội...; thông qua hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách về hòa giải ở cơ sở. Như trong năm 2018, Ban thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 158/KH-MTTQ-BTT ngày 12/7/2018 và đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách về hòa giải ở cơ sở năm 2018 tại các xã, thị trấn: xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy..., qua đó đề nghị đơn vị được giám sát phát huy những ưu điểm, khắc phục những khó khăn, hạn chế.
4. Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở
Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, thời gian qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp đã tích cực phối hợp với cơ quan Tư pháp, tham gia và có những đóng góp đáng kể cho công tác này. Công tác phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua được ngành Tư pháp và Mặt trận thực hiện gồm:
a) Phối hợp trong việc kiểm tra hoạt động hòa giải của tổ hòa giải thông qua việc lồng ghép trong kiểm tra công tác PBGDPL 6 tháng, hàng năm của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục cấp tỉnh, cấp huyện; hoặc tổ chức kiểm tra chuyên đề về hòa giải ở cơ sở.
Để thu thập thông tin, nắm bắt, đánh giá việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm thực hiện nghiêm Luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; đồng thời đôn đốc nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, cơ quan tư pháp các cấp đã tiến hành kiểm tra công tác hòa giải như một nội dung trong kiểm tra công tác tư pháp theo định kỳ hàng năm.  
Ở Trung ương, kể từ khi Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, định kỳ hằng năm, Bộ Tư pháp đều chủ trì, phối hợp với Thường trực Ủy ban TƯMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở[2]. Thành viên các đoàn kiểm tra luôn bao gồm đại diện cơ quan Tư pháp, Mặt trận và tùy từng trường hợp, địa bàn được kiểm tra cụ thể có thể mời thêm đại diện của các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia. Việc kiểm tra được Trung ương tiến hành đến tận cấp cơ sở, bảo đảm khách quan, nghiêm túc[3].
Tại địa phương, trên cơ sở Kế hoạch công tác kiểm tra thực hiện Luật hàng năm của trung ương, các cơ quan Tư pháp (cấp tỉnh, cấp huyện) đều chủ động phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra tại địa phương mình. Trong quá trình kiểm tra, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp đã có những phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình theo dõi, thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở để từ đó đề ra những giải pháp tháo gỡ kịp thời, cũng như phát hiện những mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
Bên cạnh việc kiểm tra, hoạt động sơ kết, tổng kết về công tác hòa giải ở cơ sở đã được các địa phương chủ động lồng ghép trong hoạt động sơ kết, tổng kết công tác tư pháp của cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm và lồng ghép khen thưởng, biểu dương các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương.
b) Công tác biên soạn, cấp phát tài liệu; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên. Nhiều địa phương, cấp ủy, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc ngành Tư pháp phối hợp thường xuyên với MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là việc bố trí kinh phí in ấn, cấp phát tài liệu cho hòa giải viên. Tính đến nay, phần lớn các tổ hòa giải đều đã được trang bị những văn bản pháp luật cơ bản phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở như Luật hòa giải ở cơ sở 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật đất đai, Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tỉnh Tuyên Quang, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh biên soạn, cung cấp 97.550 bộ tài liệu, sách pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ công tác hòa giải, Bản tin công tác Mặt trận cho các tổ hòa giải; đồng thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên, cơ quan Tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp huyện và Mặt trận tổ quốc cùng cấp đã tổ chức, phối hợp tổ chức 1.599 lớp tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 186.346 lượt người. Tỉnh Gia Lai, từ năm 2009 đến nay, đã biên soạn và phát hành miễn phí khoảng 670.000 tài liệu tuyên truyền các loại đến các cơ quan, tổ chức và đến từng thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có hòa giải viên.
Đặc biệt, năm 2016, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên, giúp địa phương có sơ sở, tài liệu nguồn để bồi dưỡng, tập huấn cho hòa giải viên, Bộ Tư pháp ban hành Bộ tài liệu nguồn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng về hòa giải cho hòa giải viên và đã có Công văn hướng dẫn các địa phương cách khai thác, sử dụng Bộ tài liệu. Trên cơ sở Bộ tài liệu và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các địa phương đã tích cực triển khai tập huấn, bồi dưỡng các nội dung của Bộ tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên hoặc lựa chọn nội dung phù hợp để in ấn, cấp phát cho tổ hòa giải.
Bên cạnh đó, tại một số địa bàn cơ sở còn bố trí tủ sách pháp luật phục vụ cho nhân dân và cho tổ hòa giải khi có nhu cầu tra cứu các quy định pháp luật cần thiết. Tính đến nay, về cơ bản, việc cấp phát tài liệu đã bảo đảm cho việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho hòa giải viên được các địa phương tích cực triển khai tổ chức hàng năm, theo số liệu báo cáo thống kê công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước về số lượng hòa giải viên được tập huấn, bồi dưỡng thì:  Năm 2014 có 380.120 hòa giải viên; Năm 2015 có 403.280 hòa giải viên; Năm 2016 có 436.620 hòa giải viên; Năm 2017 có 415.276 hòa giải viên; Năm 2018 có 425.068 hòa giải viên. Một số địa phương có tỷ lệ hòa giải viên được tập huấn bồi dưỡng cao như tỉnh Hà Nam (100%), tỉnh Bình Dương (95,6%), tỉnh Đồng Tháp (91,6%) và tỉnh Hậu Giang (92,7%).
Một trong các hình thức phối hợp nhằm góp phần nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên đạt hiệu quả cao là việc tổ chức Hội thi hòa giải viên giỏi:
Tại Trung ương, năm 2016, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban TƯMTTQVN, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thành công Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III, tạo tiếng vang, sức lan tỏa lớn, thu hút được 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia. Hội thi là dịp để phát hiện, biểu dương các hòa giải viên tiêu biểu, xuất sắc; tạo cơ hội cho các hòa giải viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hòa giải trong tình hình hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống cộng đồng.
Tại các địa phương, tùy từng điều kiện thực tế hàng năm, các Sở Tư pháp đều chủ động tham mưu UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp phát động, tổ chức cuộc thi. Tỉnh Quảng Bình, từ năm 2009 đến nay, Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh và các sở, ngành có liên quan tổ chức Hội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh lần thứ V, lần thứ VI. Năm 2018 có 02 tỉnh là tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Đắk Lắk phát động, tổ chức Hội thi trên toàn tỉnh, năm 2019 có tỉnh Hòa Bình phát động, tổ chức thi trên toàn tỉnh.                                                      c) Phối hợp về xem xét, kiến nghị chính quyền cùng cấp đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hòa giải ở cơ sở tại địa phương về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất.
Thực hiện Điều 6 Luật hòa giải ở cơ sở, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP. Trên cơ sở quy định của Thông tư này, tính đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành văn bản quy định mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Các tỉnh còn lại đều thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 100 (gồm, tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên và tỉnh Thanh Hóa). Thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, UBMTTQVN các cấp đã quan tâm xem xét, kiến nghị chính quyền cùng cấp đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hòa giải tại địa phương về kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất.
d) Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận đã phát huy vai trò của mình trong việc tích cực phối hợp tham gia trực tiếp hòa giải các vụ việc, tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên, hội viên của tổ chức mình tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, cán bộ Mặt trận, đoàn thể thường là những người có uy tín trong quần chúng nhân dân, có kinh nghiệm trong công tác tập hợp, vận động, thuyết phục quần chúng nên khi tham gia hòa giải, họ phát huy được khả năng cũng như uy tín của mình để giải quyết các tình huống, mang lại hiệu quả cao.
* Một số giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành Tư pháp và MTTQVN
Ưu điểm:
Có thể thấy, qua hơn 05 năm thực hiện, Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN  đã tạo cơ sở pháp lý cho hai ngành phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở. Công tác phối hợp giữa hai bên ngày càng có sự chuyển biến, các hoạt động được triển khai xuyên suốt, tạo sự đồng thuận và sự vào cuộc từ cấp trung ương tới cấp cơ sở, hiệu quả hoạt động được nâng cao. Các nhiệm vụ đề ra trong chương trình, kế hoạch hằng năm cơ bản được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú gắn với công tác tư pháp, công tác Mặt trận.
Tại các địa phương, mối quan hệ công tác giữa ngành Tư pháp và MTTQ luôn được củng cố, tăng cường, phát huy. Sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác hòa giải ở cơ sở, sự phát huy hết vai trò của Ủy ban MTTQ VN các cấp, cùng với sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở. Việc lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thực hiện các  phong trào, cuộc vận động góp phần tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở. Số tổ hòa giải và hòa giải viên đã được rà soát và kiện toàn đầy đủ, chất lượng đội ngũ hòa giải viên ngày càng được nâng lên đã góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như hình sự, dân sự, giảm tệ nạn xã hội, giảm các mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư[4].
- Việc phối hợp thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở đã được các địa phương xây dựng thành cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp và ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở, gắn với phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân tại cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở khu dân cư.
Hoạt động của các tổ hòa giải được gắn liền với nhiệm vụ của tổ dân phố, khu dân cư, ấp nhân dân nên sát với thực tế; những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong nhân dân đã được hòa giải nhanh chóng, kịp thời, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phối hợp trong công tác hòa giải ở cơ sở giữa ngành Tư pháp và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Việc phối hợp giữa cơ quan Tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số xã, phường, thị trấn còn mang tính định hướng công việc, chung chung, chưa xác định hết đầu công việc phải phối hợp thực hiện trong năm, chưa phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể và cá nhân phụ trách, nên ảnh hưởng đến công tác hòa giải ở cơ sở. Việc phối hợp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trong một số thời điểm còn chưa sâu sát, kịp thời, bị động, lúng túng, khi có sự đôn đốc của cấp trên mới triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác phối hợp ở một số địa phương còn thiếu đồng bộ, Mặt trận một số cơ sở thiếu quan tâm, xem đây là công tác của ngành Tư pháp nên chưa phát huy hết vai trò nòng cốt của mình, hoạt động còn mờ nhạt.
- Việc lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động ở cơ sở do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, các phong trào thi đua yêu nước mặc dù đã được quan tâm triển khai nhưng ở một số nơi chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao.
- Việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật ở một số địa phương mới chỉ đến đối tượng tổ trưởng tổ hòa giải, còn các thành viên trong tổ hòa giải hiện nay ít được quan tâm bồi dưỡng, trong khi đối tượng này thường là người trực tiếp thực hiện hòa giải. Ở một số địa phương, công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở còn chậm đổi mới về nội dung và hình thức thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Đối với một số tỉnh miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi cộng đồng dân cư đều có nét văn hóa, phong tục khác nhau nên để am hiểu tiếng nói, phong tục, tập quán của các cộng đồng dân tộc khác nhau nhằm phục vụ cho công tác hòa giải  là điều không dễ dàng đối với đội ngũ hòa giải viên. Hơn nữa, mặt bằng dân trí nhìn chung còn thấp, nhiều nơi còn tồn tại các hủ tục lạc hậu, coi trọng việc giải quyết các tranh chấp, vướng mắc trong đời sống hàng ngày theo phong tục, tập quán của dân tộc mình nên vẫn còn xảy tình trạng vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở nhất là tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (như tại tỉnh Gia Lai, qua kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở năm 2015 cho thấy, vẫn còn hiện tượng hòa giải viên người dân tộc cho ly hôn theo phong tục, tập quán của dân tộc mình).
- Một số vụ việc các bên tranh chấp, xung đột cho rằng hòa giải ở cơ sở không có giá trị pháp lý nên không đồng ý với kết quả hòa giải mà cho rằng khi đã tranh chấp thì phải tranh chấp đến cùng. Từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành (Bộ Tư pháp đã có Công văn hướng dẫn số 1503/BTP-PBGDPL ngày 05 tháng 5 năm 2017 V/v hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở) đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao vị thế, vai trò của hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, sau hơn một năm thi hành, số lượng vụ việc được tòa án công nhận vẫn còn ít do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau (Theo Báo cáo số 74/BC-PBGDPL ngày    12/12/2018 thì tính đến ngày 30/9/2018, cả nước có 08 vụ việc đưa ra Tòa án yêu cầu công nhận và được Tòa án công nhận 03 vụ việc, không công nhận 01 vụ việc, đình chỉ xét đơn yêu cầu 04 vụ việc.
- Ban công tác Mặt trận ở cơ sở đôi lúc chưa chủ động kiến nghị Ban thường trực UBMTTQVN cấp xã trong củng cố, kiện toàn tổ hòa giải khi có sự thay đổi. Việc quy định khi có sự thay đổi hòa giải viên phải tổ chức bầu trong Luật hòa giải ở cơ sở chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương bởi hòa giải viên thường xuyên có sự thay đổi trong khi quy trình bầu, công nhận hòa giải viên được quy định lại bao gồm rất nhiều bước.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân sau:
- Sự phối hợp giữa hai ngành chưa được thường xuyên trong chỉ đạo, hướng dẫn; Công tác sơ kết hàng năm tại cấp trung ương chưa được quan tâm thực hiện, do đó, chưa cập nhật và phối hợp giải quyết đầy đủ những khó khăn vướng mắc trong quá trình phối hợp.
- Một số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, chưa đặt nhiệm vụ này ngang tầm với một số nhiệm vụ khác nên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức.
- Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở một số địa phương chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ theo quy định; chưa thực sự là “cầu nối” liên kết để vận động, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân dẫn đến mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm hoặc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
- Số lượng hòa giải viên có trình độ chuyên môn về luật ít. Theo thống kê của Bộ Tư pháp thì năm 2014 có 18.291, năm 2015 có 20.065, năm 2016 có 30.756, năm 2017 có 28.006 và năm 2018 có 22.610 hòa giải viên có trình độ chuyên môn về luật, chiếm tỷ lệ không quá 4% tổng số hòa giải viên. Ở một số nơi tổ trưởng tổ dân phố, trưởng bản... được nhân dân trong tổ bầu kiêm nhiệm tổ trưởng tổ hòa giải cùng với các đại diện của Ban công tác mặt trận và thành viên của các tổ chức, đoàn thể khác. Thực trạng này dẫn đến việc  khi tiến hành hòa giải, đôi khi ranh giới giữa tổ trưởng tổ dân phố, trưởng bản với tổ trưởng tổ hòa giải không rõ ràng, dễ dẫn đến mệnh lệnh, áp đặt, từ đó làm mất đi ý nghĩa của công tác hòa giải.
- Kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ở trung ương, địa phương chủ yếu sử dụng trong kinh phí thường xuyên được phê duyệt định kỳ hằng năm của cơ quan Tư pháp (hoặc từ nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL) và của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nên kinh phí nhìn chung còn hạn hẹp, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Việc huy động các nguồn lực khác ngoài kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện còn chưa được chú trọng.
Một số đề xuất, kiến nghị:
- Đề xuất nghiên cứu xây dựng Chương trình phối hợp giữa ngành Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tập trung vào giám sát việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, trong đó quy định cụ thể các thiết chế để tăng cường tính thực thi, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và có hiệu quả; chú trọng xây dựng kế hoạch hằng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện.
- Sửa đổi quy định về bầu hòa giải viên tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN theo hướng đơn giản hơn, tránh việc hành chính hóa quy trình bầu, công nhận hòa giải viên, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức bầu hòa giải viên, bảo đảm khách quan và thể hiện đúng nguyện vọng của người dân.
- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa quy định trách nhiệm của Mặt trận TQVN các cấp trong phối hợp và giám sát thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
  • Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo hệ thống Ủy ban MTTQVN các cấp tiếp tục phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn nữa với ngành Tư pháp trong công tác xây dựng chương trình, triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở; đẩy mạnh lồng ghép việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận phát động; kết hợp chặt chẽ công tác hòa giải ở cơ sở với hoàn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
  • Nghiên cứu, xem xét, quy định đưa tiêu chí chất lượng hòa giải (tỷ lệ hòa giải thành) là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng chính quyền và đoàn thể hằng năm ở cơ sở; nghiên cứu việc gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở với hoạt động của luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, với hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời giải tỏa các vướng mắc, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột tại địa bàn dân cư; khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác hòa giải ở cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp luật đã nghỉ hưu, người có uy tín, kinh nghiệm xã hội tham gia công tác hòa giải ở cơ sở./.

Nguồn: https://pbgdpl.moj.gov.vn/

 
Một số vấn đề về công tác hòa giải ở cơ sở và giải pháp góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội
Thứ tư, 15 Tháng 3 2023 12:32
1. Khái quát về pháp luật và thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở ở nước ta
Trong những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, với ý nghĩa là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, hòa giải đã và đang chứng minh được vai trò của mình trong việc giúp các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội góp phần ngăn ngừa những tranh chấp phức tạp; qua đó nhằm tiết kiệm được thời gian, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án, chi phí của Nhà nước và của nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Từ thực tiễn kết quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và công tác hòa giải ở cơ sở nói riêng cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hòa giải cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, số vụ phạm pháp hình sự hằng năm thấp. Đây là cơ sở tạo đà cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng. Đối với lĩnh vực ANTT, việc thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở góp phần giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn trong nhân dân, làm tốt công tác phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. Trong cuộc sống thường ngày, do khác nhau về quan niệm sống, nhận thức, tình cảm, lợi ích kinh tế… nên việc nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng dân cư là điều khó tránh khỏi. Những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời nên đã nhanh chóng trở thành những mâu thuẫn căng thẳng, phức tạp, thậm chí là nguyên nhân và điều kiện để phát sinh các loại tội phạm như: Giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản... hay là nguyên nhân phát sinh những “điểm nóng” về khiếu kiện. Vì vậy, thực hiện tốt pháp luật về hòa giải ở cơ sở không những góp phần giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật và mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư mà còn có tác dụng triệt tiêu mầm mống dẫn đến tội phạm và những bất ổn xã hội, góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác hòa giải, coi đây là một trong những yếu tố bảo đảm cho phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị nêu rõ quan điểm: “Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đồng thời cũng đề ra nhiệm vụ:“Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài,…”. Đặc biệt, ngày 20/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, bao gồm 5 chương, 33 Điều quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tổ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ sở; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; để thi hành luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở; ngày 18/11/2014, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng ban hành Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTWMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Để nâng cao trình độ pháp luật cho các hòa giải viên, Bộ Tư pháp cũng ban hành nghị quyết số  4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 về Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên và Quyết định số 4080/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần làm cho công tác hòa giải ở cơ sở phát huy được hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp ở cơ sở.  
Trong Báo cáo số 265/BC-BTP đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Hòa giải cơ sở, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 107.074 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với 650.366 hòa giải viên, số lượng thành viên của mỗi tổ hòa giải trung bình từ 05-07 hòa giải viên/tổ, thành phần tổ hòa giải đa số có hòa giải viên nữ, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Trong số 650.366 hòa giải viên có 22.746 hòa giải viên có trình độ chuyên môn Luật, chiếm tỷ lệ 3,5%. Hòa giải viên là những người có uy tín, phẩm chất đạo đức tốt, sống gương mẫu, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác hòa giải. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) tổ hòa giải ở cơ sở trên cả nước đã tiến hành hòa giải 759.118 vụ, việc; hòa giải thành 611.817 vụ, việc (đạt tỷ lệ 80,6%); hòa giải không thành 147.301 vụ, việc. Điều này cho thấy trong những năm qua công tác hòa giải ở cơ sở luôn được coi trọng và đạt được mục đích đề ra của hoạt động hòa giải.
2. Một số hạn chế, bất cập về công tác hòa giải ở cơ sở
Công tác hòa giải hiện nay vẫn còn có một số hạn chế như: ở một số địa phương chưa thực sự nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã hội, vì vậy thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác này; đội ngũ hòa giải viên còn thiếu phương pháp, kỹ năng và kiến thức pháp luật chuyên sâu về hòa giải; một số cán bộ tư pháp - hộ tịch ở cơ sở còn hạn chế về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ; một số tổ hòa giải chưa thực hiện đúng theo quy trình về công tác hòa giải ở cơ sở, còn xem việc hòa giải là đơn giản, chỉ mời các bên tiến hành hòa giải miệng, không vào sổ thống kê hồ sơ, nhất là đối với những vụ việc hòa giải thành, nên việc thống kê, báo cáo tỷ lệ hòa giải thành ở cơ sở thấp hơn so với vụ việc hòa giải trên thực tế.
Mặt khác, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, trong khi số lượng và trình độ của hòa giải viên còn hạn chế nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hòa giải; nguồn ngân sách nhà nước ở cấp huyện, đặc biệt là ở cấp xã còn khó khăn nên việc bố trí kinh phí cho công tác hòa giải chưa nhiều, việc huy động nguồn kinh phí cho công tác hòa giải cũng còn khó khăn.
3. Kiến nghị
Trên cơ sở đánh giá vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở tới nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình hiện nay và thực trạng của công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước, các tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền các đoàn thể, tổ chức chính trị và lực lượng Công an ở cơ sở trong thực hiện các vụ việc hòa giải. Hàng năm, tại các địa phương, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp – hộ tịch cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng chương trình phối hợp với Uỷ ban mặt trật Tổ quốc và tổ chức thành viên chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động của các Tổ hòa giải; tạo điều kiện và động viên, khuyến khích hội viên, thành viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trật Tổ quốc cùng cấp kiện toàn tổ chức, theo dõi, kiểm tra tổ chức và hoạt động hòa giải, qua đó giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn để bầu làm hòa giải viên, động viên nhân dân tích cực tham gia xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động hòa giải. Trong quá trình hòa giải ở cơ sở cần tiến hành phối hợp với lực lượng Công an tại địa bàn như: Cảnh sát khu vực; lực lượng công an cấp xã, phường; cán bộ phụ trách xã... để nâng cao hiệu quả chất lượng công tác hòa giải, cũng như giúp lực lượng công an chủ động nắm bắt được tình hình địa bàn.
Thứ hai, phát huy vai trò hòa giải là phương thức dân chủ phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. Để hòa giải đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả và vai trò của nó, bản thân hòa giải viên, tổ hòa giải phải biết vận dụng linh hoạt kết hợp chặt chẽ giữa lý và tình để giải quyết sự việc thấu tình đạt lý. Không vì thành tích hay kết quả hòa giải ngày càng cao mà vi phạm đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ. Việc thực hiện hòa giải cần tránh trường hợp giải quyết qua loa, chiếu lệ, vụ việc dễ thì làm, khó thì bỏ. Đặc biệt, nghiêm cấm việc thực hiện hòa giải để trốn tránh pháp luật, chính những điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động hòa giải. Điều này không những không thể hiện được bản chất tốt đẹp của hòa giải, không làm phát huy được vai trò, ý nghĩa tích cực của nó mà ngược lại còn làm cho hoạt động hòa giải phản tác dụng, gây tác động xấu đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, mọi sự hòa giải phải đặt con người vào vị trí trung tâm, phù hợp với đạo đức xã hội. Hoạt động hòa giải phải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện các cuộc vận động, phong trào toàn dân đoàn kết và phong trào toàn dân bảo vệ ANTT ở địa phương.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò của công tác hòa giải, phát huy vai trò của các chủ thể làm công tác hòa giải. Để công tác hòa giải ngày một phát triển, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra cần phải nâng cao nhận thức của nhân dân và cán bộ qua đó thấy được trách nhiệm của mình và nhìn nhận đúng hơn về công tác hòa giải. Cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này,từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng. Xác định công tác hòa giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần tích cực vào việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng, khu dân cư.
Thứ tư, hoàn thiện về tổ chức bộ máy thực hiện hòa giải.Xuất phát từ đặc điểm vai trò là tổ chức tự quản của nhân dân, là hoạt động động mang tính chất quần chúng trên cơ sở tự nguyện, do đó để bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải phải xã hội hóa hoạt động này, huy động rộng rãi lực lượng quần chúng nhân dân tham gia phong trào này. Hiện nay, pháp luật về hòa giải đã xác định các chủ thể và nội dung quản lý nhà nước đối với tổ hòa giải và vai trò của các tổ chức - chính trị trong công tác hòa giải. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là cơ chế quản lý nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động hòa giải như thế nào để đảm bảo tính khoa học, phát huy được hiệu quả hoạt động hòa giải trong đời sống xã hội. Để hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải cần mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh bao gồm cả Ban hòa giải, đồng thời quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ban hòa giải.
Hàng năm, cần thực hiện rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hòa giải tại các địa phương để kịp thời có biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức tổ hòa giải và hòa giải viên. Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở bằng cách bổ sung thêm biên chế chuyên trách cán bộ tư pháp - hộ tịch để có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý, theo dõi các vụ việc hòa giải, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền và ngành cấp trên.
Thứ năm, tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho những người làm công tác hòa giải. Từ thực tiễn công tác hòa giải cho thấy, thực trạng về trình độ của những người làm công tác hòa giải hiện nay là một trong những nguyên nhân làm hoạt động hòa giải thụt lùi. Trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, kỹ năng hòa giải yếu lại không được cập nhập, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên, nhất là những lĩnh vực pháp luật liên quan đến công tác hòa giải. Vì vậy, hằng năm, Bộ Tư pháp cần chỉ đạo Sở tư pháp, Phòng tư pháp các địa phương cần tổ chức tập huấn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghiệp vụ cho những người làm công tác hòa giải. Tổ chức hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm hòa giải hay, kỹ năng hòa giải có tính giáo dục, thuyết phục cao nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên. Thực tế cho thấy việc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sẽ giúp cho các hòa giải viên hiểu rõ hơn, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tích lũy kỹ năng hòa giải và có kiến thức thực tế. Thường xuyên rà soát lại tiêu chuẩn của hòa giải viên một cách chặt chẽ, nhất là trình độ văn hóa, kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng dân cư. Đây là yếu tố mang tính quyết định cho việc hòa giải đạt hay không đạt ngay bước đầu tiên. Vì vậy, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên là cần thiết và phải được làm thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho các hòa giải viên. Tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật có thể bao gồm các đề cương giới thiệu luật; sổ tay nghiệp vụ hòa giải; sách hỏi - đáp pháp luật. Vì vậy, các cơ quan tư pháp ở địa phương cần có kế hoạch biên soạn các tài liệu để cung cấp đến từng tổ hòa giải giúp cho hòa giải viên tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
Thứ sáu, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra đối với công tác hòa giải ở cơ sở. Thực tiễn hoạt động công tác hòa giải cho thấy, nơi nào được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của chính quyền các cấp thì công tác hòa giải ở nơi đó luôn đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh việc thực hiện việc báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động công tác hòa giải ở địa phương cần phải kết hợp với việc báo cáo, sơ kết, tổng kết 6 tháng, hàng năm để đánh giá toàn diện, khách quan hơn về hoạt động hòa giải, khắc phục kịp thời những hạn chế của công tác hòa giải. Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp trong quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn công tác hòa giải. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của đội ngũ hòa giải phải được tiến hành thường xuyên hàng năm kết hợp với báo cáo sơ kết, tổng kết. Hằng năm, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội phải đưa công tác hòa giải vào chương trình mục tiêu chung của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động hòa giải để cấp trên nắm bắt và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác hòa giải. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở các ngành, các cấp tăng cường thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đề ra; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, để giải quyết kịp thời.
Hy vọng rằng, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên trong thời gian tới công tác hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước sẽ ngày càng phát huy được hiệu quả, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tại địa bàn cơ sở và nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm bảo đảm ANTT ở cơ sở./.

(Nguồn tin: Bài viết được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 04 (452), tháng 02/2022.)

 
Hòa giải cơ sở dưới góc độ so sánh
Thứ ba, 17 Tháng 5 2022 10:01

Hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã về tranh chấp đất đai dưới góc độ so sánh

06/04/2021

 

Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và đa số các tranh chấp về đất đai phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đất đai, hạn chế các bên tranh chấp khởi kiện ra Tòa án, giảm tải áp lực công việc cho Tòa án là tăng cường công tác hòa giải.

Hiện nay, có 02 hình thức hòa giải tại cơ sở được sử dụng nhiều trong thực tiễn để giải quyết các tranh chấp đất đai là hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã. Trong phạm vi bài viết, người viết xin phân tích, so sánh một số quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã.

Thứ nhất, về căn cứ pháp lý

Hòa giải ở cơ sở được quy định tại Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp. Trong đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở). Cơ sở được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Theo đó, khi có căn cứ tiến hành hòa giải (Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải; hoặc theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan) thì hòa giải ở cơ sở được tiến hành.

Trong khi đó, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là thủ tục được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 trong trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai).

Thứ hai, về tính bắt buộc

Việc hòa giải ở cơ sở trên cơ sở sự tự nguyện của các bên tranh chấp, không phải là thủ tục bắt buộc. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở thì các bên có quyền đồng ý hoặc từ chối hòa giải.

Trong khi đó, hòa giải đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện thụ lý vụ án tại Tòa án.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án thì các tranh chấp thuộc Khoản 1 Điều 32 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 phải được tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện và, căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP về việc trả lại đơn quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
   Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Theo đó, đối với các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất trước khi đưa ra khởi kiện tại Tòa án thì bắt buộc phải thực hiện việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

Thứ ba, về thành phần tổ hòa giải/hội đồng hòa giải, người tham gia hòa giải
Đối với hòa giải ở cơ sở, theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn, đề xuất hòa giải viên; trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải. Trong đó, hòa giải viên là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải, có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật và được Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên.

Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

Đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ ghị định quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai thì thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, trong hòa giải ở cơ sở các bên có thể lựa chọn hòa giải viên và thống nhất mời thêm người khác có liên quan, người có uy tín tham gia hòa giải. Đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã thì thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai đã được quy định cụ thể, bên cạnh đó, thì có thể mời người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia.

Thứ ba, về trình tự, thủ tục hòa giải

Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây: Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải; Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải; hoặc theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013).
   Các bên trong hòa giải có quyền lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải; đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải; yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai; được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.

Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận thì các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây: Căn cứ tiến hành hòa giải; Thông tin cơ bản về các bên; Nội dung chủ yếu của vụ, việc; Diễn biến của quá trình hòa giải; Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận; Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.
   Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.
   - Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
   - Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
   - Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.
    
Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
     Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Như vậy, hòa giải ở cơ sở là hoạt động tự nguyện, mang tính xã hội, tính cộng đồng nên không quy định trình tự, thủ tục bắt buộc khi tiến hành hòa giải. Trong khi đó, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã vẫn phải tuân theo những quy định nhất định.
   Thứ tư, về việc đề nghị công nhận kết quả hòa giải thành

Thực tiễn công tác hòa giải nói chung cho thấy, hoà giải ở cơ sở cũng như hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã đã góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước. Việc hòa giải thành thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc tại UBND cấp xã do các bên thỏa thuận phương án giải quyết tranh chấp và tự nguyện thi hành; trong trường hợp các bên không thi hành, thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Để tạo điều kiện cho các bên tham gia hòa giải ngoài Tòa án được Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã dành 01 chương (Chương XXXIII) quy định về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Theo đó các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc Tòa án không công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ở cơ sở. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.

Như vậy, khi hòa giải thành các tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc hòa giải tại UBND cấp xã thì các bên đều có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.

Trên đây là một số ý kiến của người viết về hòa giải tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại UBND cấp xã, rất mong nhận được trao đổi của độc giả./.

Hồng Sơn

 

 
Một số ý kiến về quy định chi thù lao cho hòa giải viên ở cơ sở
Thứ sáu, 14 Tháng 5 2021 09:39

Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng và các hòa giải viên tham gia hòa giải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với cộng đồng và không có danh lợi để góp phần duy trì sự hài hòa và ổn định của xã hội. Khi tham gia công tác hòa giải, hòa giải viên thường gặp nhiều áp lực khác nhau, phải bỏ thời gian riêng của cá nhân để làm công tác hòa giải, đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp của người dân, sự không thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ từ phía gia đình, người thân... Và thực tế cũng cho thấy, nếu hoạt động của các hòa giải viên là tự nguyện và cơ bản dựa trên sự nhiệt tình cá nhân của họ thì sự nhiệt tình đó cũng rất cần được “hỗ trợ và động viên” về vật chất, ở mức độ nhất định, để duy trì. Để động viên, khích lệ hòa giải viên, Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã quy định hoà giải viên có quyền “hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải”. Quy định này đã được cụ thể trong Nghị định số 15/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP.

 
Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở
Thứ tư, 14 Tháng 4 2021 09:37

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1887/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 ban hành Tài liệu bồi dưỡng bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở.

 
Các bài viết khác...
  • Quy trình tiến hành một cuộc hòa giải ở cơ sở
  • Tránh nhầm lẫn giữa hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã và hòa giải tranh chấp đất đai thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 1 trong tổng số 2

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,Tour Hồ Tràm 2 ngày 1 đêm,De La Sol Đảo Kim Cương Berkley Thảo Điền Vinhomes Central Park,https://ebook-tienganh.com