CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025
Kế hoạch thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027 trên địa bàn thành phố
Thực hiện Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2022-2027 trên địa bàn thành phố Tam Kỳ
Công bố Danh mục báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp
Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tỉnh Quảng Nam năm 2021
Quyết định Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung về lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Video tuyên truyền pháp luật

  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
  • Một số quy định pháp luật về lao động

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 73 khách Trực tuyến
Website Hit Counters
Nghiên cứu trao đổi
Hoàn thiện chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình
Thứ tư, 27 Tháng 7 2022 14:17
Tóm tắt: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích làm rõ những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện.
Từ khóa: Bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; chính sách; hoà giải.
Abstract: The Law on Domestic Violence Prevention and Control was approved by the 12th National Assembly on November 21, 2007 and took effectiveness from July 1, 2008. Within the scope of this article, the authors provide an analysis and clarifications of the inadequacies, the causes of the inadequacies in the legal policy on domestic violence prevention and control, and also provide a number of recommendations for further improvements.
Keywords: Domestic violence; domestic violence prevention and control; policy; conciliation.
 
1. Những bất cập của chính sách pháp luật về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
1.1. Về khái niệm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Khái niệm bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đó là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Khái niệm “bạo lực gia đình” và “mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình” có nội hàm khác nhau, nhưng Luật hiện hành chưa giải thích rõ ràng sự khác biệt này, do đó dẫn đến chưa thống nhất khi xác định vụ việc bạo lực gia đình hoặc vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình để áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Các khái niệm liên quan bạo lực gia đình như mức độ, hậu quả, gia đình/hộ gia đình/thành viên hộ gia đình, trục lợi và hỗ trợ khẩn cấp trong phòng, chống bạo lực gia đình, hình ảnh gây kích động bạo lực gia đình... cũng cần được giải thích cụ thể trong luật.
Hơn nữa, bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau, nên cần có quy định hành vi bạo lực gia đình ở mức độ nào thì cần sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền; ngược lại chỉ được coi là các vụ xô xát sau cánh cửa, chưa cần sự can thiệp từ bên ngoài. Ở các địa phương, thông thường chỉ những hành vi ở mức độ nghiêm trọng mới được coi là bạo lực gia đình. Do đó, số vụ bạo lực gia đình được báo cáo, ghi nhận có thể thấp hơn nhiều so với thực tế?  
1.2. Về nội dung, đối tượng, loại hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện và đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc thông tin, tuyên truyền chủ yếu gắn với các sự kiện, như Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ. Số người hiểu được đúng các hành vi bạo lực cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế[1]. Các hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, chưa tận dụng được thế mạnh của truyền thông số để đến được với các nhóm đối tượng khó tiếp cận trực tiếp, nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Nhận thức về bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế, dẫn đến việc phòng ngừa bạo lực gia đình cũng chưa hiệu quả. Một bộ phận người dân, thậm chí cán bộ quản lý không nắm được những quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình, và cho rằng bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi gia đình. Nạn nhân khi đối mặt với các tình huống có thể dẫn đến bạo lực gia đình không biết mình phải làm gì, liên hệ với cơ quan chức năng nào để được hỗ trợ, bảo vệ. Mặt khác, nhiều thông tin về bạo lực gia đình được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, chủ yếu là đưa tin về vụ việc bạo lực gia đình, chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nhận diện các hành vi bạo lực gia đình, cũng như các kỹ năng phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình. Một số trường hợp đưa tin quá chi tiết, tỷ mỷ về nạn nhân và người gây bạo lực gia đình. Điều này vừa không bảo đảm quyền riêng tư, bí mật của nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình, vừa khiến nạn nhân phải chịu bạo lực kép (bạo lực gia đình và áp lực từ dư luận xã hội).
1.3. Về biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình
Thứ nhất, các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc bạo lực gia đình còn khá phức tạp, nhất là quy định về viết đơn, tố cáo. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết trình bày vụ việc, thậm chí bị người gây bạo lực đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo. Theo số liệu điều tra quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ (năm 2010), khoảng 44,2% phụ nữ ở khu vực thành thị và 47,5% phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực nói rằng không có ai tìm cách giúp khi họ bị bạo lực gia đình. Đây cũng là lý do có tới 87,1% phụ nữ từng bị chồng bạo lực chưa bao giờ tìm đến bất kỳ cơ quan/tổ chức nào để được giúp đỡ. Giúp đỡ phụ nữ bị bạo lực gia đình chủ yếu là các thành viên gia đình (43,8%), tiếp đến là hàng xóm và bạn bè[2]. Việc can thiệp các vụ bạo lực gia đình hiện nay vẫn chủ yếu do gia đình, cộng đồng thực hiện. Vai trò của chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là lực lượng công an ở cơ sở còn mờ nhạt, chưa rõ trách nhiệm. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn do vướng các thủ tục pháp lý. Báo cáo của các tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2021, các xã/phường/thị trấn áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc 82 trường hợp. Trong khi đó, số bị phạt hành chính là 707, và số bị phạt tù là 80 trường hợp. Số vụ bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính cao hơn gấp gần 9 lần số vụ cấm tiếp xúc đã làm giảm hiệu lực của nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình - lấy phòng để chống. Các biện pháp cấm tiếp xúc cũng chưa thực sự bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc thì nạn nhân thường là người phải ra khỏi nhà, trong khi họ thường là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi. Từ đó, dẫn đến việc nạn nhân có thể phải chịu bạo lực kép từ gia đình và cả xã hội.
Thứ hai, các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình chưa hoạt động hiệu quả
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình: Nạn nhân bạo lực gia đình khi đến cơ sở y tế được tiếp nhận và chăm sóc y tế giống như những bệnh nhân khác. Việc sàng lọc đối tượng bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình được ngành y tế triển khai từ năm 2009[3]. Mặt khác, Bộ Y tế cũng đang tiến hành thí điểm đưa nội dung chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở y tế vào chương trình học của sinh viên điều dưỡng; triển khai tài liệu hướng dẫn, đào tạo cho cán bộ và nhân viên y tế về chăm sóc, điều trị, sàng lọc các bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình. Tuy nhiên, việc tổng hợp, thống kê, báo cáo nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc hiện nay gặp rất nhiều khó khăn;
- Cơ sở bảo trợ xã hội: Cũng gặp những vấn đề khó khăn như ngành y tế, ngành lao động-thương binh và xã hội cũng không có đủ thông tin về kết quả trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Theo đó, những nạn nhân bạo lực gia đình khi đến các cơ sở bảo trợ xã hội không được phân loại đối tượng. Còn ở cấp xã, nạn nhân bạo lực gia đình thường được xếp vào nhóm bạo lực giới. Vì vậy, hiện nay cũng không có đủ thông tin để đánh giá về kết quả trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Chính phủ đã quy định chi tiết về điều kiện thành lập, giải thể, nội dung hoạt động của hai cơ sở này tại Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 (và Thông tư số 23/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL) quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình… Nhưng đến nay, việc thành lập hai cơ sở nói trên theo đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chưa được thực hiện. Có thể nói, đến nay trên toàn quốc vẫn chưa có một cơ sở nào được thành lập, mặc dù thực tế vẫn tồn tại một số cơ sở có chức năng hoạt động tương tự;
- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng: Kết quả các đợt kiểm tra, giám sát thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho thấy, trong 5 loại hình trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thì địa chỉ tin cậy ở cộng đồng được đánh giá là loại hình phù hợp nhất với điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam. Đây cũng là loại hình được nhiều cơ quan tập trung triển khai, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Thứ ba, chưa xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương trong phòng, chống bạo lực gia đình, dẫn đến tình trạng thực thi pháp luật mang yếu tố cảm tính - phụ thuộc vào sự quan tâm của người đứng đầu. Một số nghiên cứu[4] cho thấy, những địa bàn có triển khai Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thì số vụ bạo lực gia đình giảm hơn so với những địa bàn không triển khai Mô hình. Tương tự như vậy, những địa bàn được quan tâm triển khai các hoạt động truyền thông sâu rộng về phòng, chống bạo lực gia đình thì ở đó các vụ bạo lực gia đình cũng ít xảy ra hơn. Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình cho thấy: đa số báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội hằng năm trước Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp chưa có nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình. Mặc dù, quy định này đã được nêu rõ tại Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay chưa thực sự được cấp ủy Đảng, chính quyền một số địa phương quan tâm[5]. Một số UBND chưa nhận thức rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình thường bị che giấu đằng sau cánh cửa mỗi gia đình, vì vậy để nắm thông tin về bạo lực gia đình phải có mạng lưới cộng tác viên tại cộng đồng dân cư. Song, đến nay chỉ có 4/63 tỉnh thành có đội ngũ cộng tác viên thực hiện thu thập thông tin và tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Đội ngũ công chức được giao triển khai nhiệm vụ về công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay theo hình thức kiêm nhiệm, chưa có công chức chuyên trách về phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt cấp xã, phòng chống bạo lực gia đình không được giao trong nhiệm vụ chuyên môn[6].
1.4. Về vấn đề hòa giải
Hòa giải là một biện pháp được áp dụng để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp bao gồm cả mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình. Việc xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình từ sớm sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mâu thuẫn, tranh chấp thành bạo lực gia đình. Đây là quy định mang tính nhân văn đã được luật hóa trong Luật Hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình có những điểm khác biệt với hòa giải ở cơ sở. Nếu như đối với hòa giải ở cơ sở, việc hóa giải các mâu thuẫn, tranh chấp là biện pháp xử lý thì hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình chỉ là biện pháp phòng ngừa, bởi đích đến của hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là để ngăn ngừa bạo lực gia đình. Song, do Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành và Luật Hòa giải ở cơ sở không phân định, làm rõ những yếu tố đặc thù này, đã dẫn đến tình trạng các địa phương áp dụng hòa giải là biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng những vụ đã hòa giải thì người có hành vi bạo lực gia đình không bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự; một số vụ việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình bằng biện pháp hành chính hoặc hình sự thì không thực hiện hòa giải. Trong quan hệ gia đình, thành viên khi bị xử phạt hành chính thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xử phạt đó chỉ giải quyết được mặt xử lý hành vi vi phạm mà không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến vi phạm. Mặt khác, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ có Tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện mà thành viên gia đình, dòng họ, cơ quan, tổ chức cũng có vai trò quan trọng trong hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình. Nếu mâu thuẫn, tranh chấp đã thành bạo lực gia đình thì việc hòa giải vẫn cần thực hiện để phòng ngừa bạo lực chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, việc hòa giải phải không được coi là biện pháp xử lý, người có hành vi bạo lực gia đình ở mức độ nào thì phải xử lý theo quy định của pháp luật tương ứng với hành vi đó. Mặt khác, người tham gia hòa giải, đặc biệt là các hòa giải viên thuộc Tổ hòa giải ở cơ sở ngoài đáp ứng tiêu chí theo quy định của pháp luật về hòa giải cơ sở, thì cần phải được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và bồi dưỡng chuyên sâu về phòng, chống bạo lực gia đình, nhạy cảm giới trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Một bộ phận người dân và cán bộ chính quyền chưa phân biệt được trường hợp nào là bạo lực gia đình, trường hợp nào là mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình. Vì vậy, dù đã xảy ra bạo lực gia đình nhưng không ít vụ việc vẫn chỉ thực hiện hòa giải, mà không thực hiện biện pháp xử lý để răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực. Việc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với những vụ bạo lực gia đình dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình kéo dài và để lại hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định Luật, hòa giải không được thực hiện với vụ việc bạo lực gia đình đã xử lý hành chính hoặc hình sự. Điều này dẫn đến, các mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình không được giải quyết triệt để. Không ít trường hợp, người có hành vi bạo lực sau khi bị xử phạt hành chính vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.
2. Nguyên nhân của bất cập trong chính sách pháp luật về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
Thứ nhất: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) chỉ quy định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ (tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11) mà chưa có quy định về nguyên tắc của công tác này. Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành cũng thiếu các chính sách đa dạng hóa nội dung, đối tượng, loại hình thông tin, tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ.
Thứ hai: Điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống BLGĐ quy định điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là phải “có đơn yêu cầu của nạn nhân BLGĐ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân BLGĐ”. Tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống BLGĐ quy định “Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc”. Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ quy định: “Người có hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc”, nơi ở này “bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân BLGĐ tự nguyện chuyển đến ở”. Về yêu cầu “có đơn” và có nơi ở “nạn nhân BLGĐ tự nguyện chuyển đến” thực sự là một trở ngại rất lớn đến việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc. Tổng hợp các số liệu thống kê về tình hình BLGĐ trong 10 năm qua, có khoảng 80% nạn nhân BLGĐ là phụ nữ. Điều tra quốc gia BLGĐ với phụ nữ cho biết có 87,1% phụ nữ là nạn nhân BLGĐ đã không tìm đến sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể[7]. Một trong những lý do là ngại tiếp xúc với chính quyền, mặt khác, có một số không thực sự tin tưởng chính quyền, đoàn thể có thể hỗ trợ được họ. Để được chính quyền bảo vệ, nạn nhân phải viết đơn đề nghị, ngoài lý do nêu trên thì có không ít nạn nhân không biết phải trình bày thế nào. Trong một số trường hợp, nạn nhân còn bị người có hành vi bạo lực hoặc người nhà ngăn cản, đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo hành vi bạo lực với chính quyền. Đứng trước vấn đề khó khăn có hay không viết đơn, thường là có kết quả lựa chọn không và im lặng[8]. Bên cạnh quy định nạn nhân phải viết đơn, việc quy định phải có chỗ ở và nạn nhân tự nguyện chuyển đến cũng là trở ngại đến việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc. Hiện nay, nạn nhân BLGĐ chủ yếu là phụ nữ, khi đưa nạn nhân ra khỏi nhà thì có thể có con chưa trưởng thành của họ đi kèm. Thực tế đã có những trường hợp người gây BLGĐ dùng con chưa trưởng thành để gây áp lực với nạn nhân. Mặt khác, khi đưa nạn nhân BLGĐ là phụ nữ ra khỏi nhà thì nạn nhân lại có nguy cơ cao bị “bạo lực xã hội”. Mục đích của việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc là để bảo vệ an toàn cho nạn nhân. Song, quy định của pháp luật hiện hành chưa thực sự coi là biện pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ. Trong mối quan hệ gia đình, đôi khi người thực hiện hành vi BLGĐ còn có những toan tính, và việc đưa nạn nhân ra khỏi nhà có thể là kẽ hở của luật pháp nhằm giúp cho người gây bạo lực đạt được toan tính đó. Luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới quy định người có hành vi BLGĐ là người phải ra khỏi nhà trong thời gian cấm tiếp xúc. Việc ra quyết định cấm tiếp xúc đôi khi không cần đến đề nghị của nạn nhân mà cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tính chất của vụ việc mà áp dụng biện pháp như là một cách ngăn chặn từ xa nhằm bảo vệ nạn nhân cũng như những thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật, các quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp cấm tiếp xúc cần phải được sửa đổi.
Thứ ba: Các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ chưa phát huy được hiệu quả hoặc không được thành lập vì vướng mắc từ những quy định của Luật Phòng, chống BLGĐ. Cụ thể là, khoản 6 Điều 8 quy định cấm “Lợi dụng hoạt động phòng, chống BLGĐ để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật”. Khoản 1 và khoản 2 Điều 6 quy định “1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống BLGĐ. 2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống BLGĐ; phát triển các mô hình phòng ngừa BLGĐ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.” Tuy nhiên, việc không quy định rõ những trường hợp nào được coi là lợi dụng hoạt động phòng, chống BLGĐ để trục lợi, đã không khuyến khích được xã hội hóa nguồn lực tài chính cho công tác này. Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Phòng, chống BLGĐ, Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn hoạt động trợ giúp nạn nhân của các cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ, tại Chương 5 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009, trong đó, điểm đáng chú ý là để thành lập cơ sở nói trên thì phải đáp ứng điều kiện như có diện tích tối thiểu 30m2, có các cơ sở vật chất tối thiểu, nhân viên phải có chứng nhận về phòng, chống BLGĐ. Quy định về tiêu chuẩn diện tích phòng, trình độ nghiệp vụ của nhân viên,... cũng khiến không chỉ những tổ chức, cá nhân muốn tham gia thành lập cơ sở nói trên, mà ngay cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh cũng vướng mắc trong quá trình tham mưu, thực hiện. Mặt khác, điều kiện đảm bảo, đặc biệt là kinh phí cũng không được hỗ trợ như quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ sở khám bệnh, cơ sở chữa bệnh hiện nay cũng chưa có kinh phí dự phòng để trợ giúp nạn nhân BLGĐ, các nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo chuyên môn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ; Cơ sở bảo trợ xã hội cũng gặp tình trạng tương tự, việc quy định thêm đối tượng tham gia hoạt động bảo trợ xã hội nhưng không có những quy định đặc thù, cũng như chính sách về tài chính, về đào tạo nhân lực dẫn đến việc hỗ trợ nạn nhân BLGĐ chưa hiệu quả. Các chính sách của Nhà nước với địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đến nay hầu như chưa được các địa phương thực hiện.
Thứ tư: Luật chỉ quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (quy trách nhiệm tập thể), trong khi đó, các hoạt động thực tiễn cần phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. BLGĐ không phải là vấn đề mới, nhưng công tác về phòng, chống BLGĐ, đặc biệt là quản lý Nhà nước về phòng, chống BLGĐ còn khá mới với nhiều cơ quan, tổ chức. Việc bố trí kinh phí để thi hành Luật còn rất hạn hẹp, có những địa phương hầu như không có. Mặt khác, ở địa phương nào, người đứng đầu chính quyền quan tâm đến việc thực thi pháp luật về phòng, chống BLGĐ thì ở đó các hoạt động phòng, chống BLGĐ được triển khai đồng bộ và đem lại những kết quả tích cực. Vì vậy, cần phải quy định rõ trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với người đứng đầu trong phòng, chống BLGĐ.
Thứ năm: Luật Phòng, chống BLGĐ không quy định rõ những trường hợp thế nào thì được gọi là mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình, những trường hợp nào được coi là hành vi BLGĐ. Cụ thể như sau:
- Khoản 2 Điều 1 định nghĩa nội hàm khái niệm BLGĐ khá rộng, nhưng tại Khoản 1 Điều 2 chỉ quy định 9 hành vi BLGĐ, chưa phản ánh được hết thực tiễn đã và đang diễn ra. Điều này dẫn đến cách hiểu khác nhau về BLGĐ cũng như nhận diện hành vi BLGĐ. Không nhận diện được đúng, đầy đủ hành vi BLGĐ dẫn đến sự thiếu thống nhất khi thực hiện các biện pháp phòng, chống BLGĐ ở các địa phương.
- Khoản 7 Điều 12 quy định không hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp khi “Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính”. Song gia đình là đối tượng đặc thù nên cần thực hiện hòa giải ngay cả khi bạo lực đang diễn ra (Hòa giải ngăn chặn BLGĐ tái diễn) và những vụ việc sau khi đã xử lý hành chính hoặc hình sự nhằm hạn chế tối đa những mẫu thuẫn giữa các thành viên gia đình để ngăn ngừa hành vi BLGĐ (chu kỳ sau), hoặc giữa những thành viên khác với nhau.
- Luật hiện hành chưa có quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hòa giải viên thực hiện hòa giải trong phòng, chống BLGĐ. Thành viên tổ hòa giải trong phòng, chống BLGĐ không chỉ là người hiểu biết pháp luật, có uy tín ở cộng đồng dân cư mà còn là người phải có những kiến thức về giới và phòng, chống BLGĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải thì cần thiết phải quy định rõ tiêu chuẩn cho những hòa giải viên ở cộng đồng[9].
3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật[10]
3.1. Sửa đổi, bổ sung, làm rõ các khái niệm
Điều 3 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình.
2. Bạo lực gia đình trên cơ sở giới là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục dựa trên định kiến về giới.
3. Người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình là người có một trong các biểu hiện, hoàn cảnh sống sau:
a) Đã từng có hành vi bạo lực gia đình;
b) Có định kiến giới;
c) Nghiện rượu, bia, ma tuý và các chất gây nghiện khác;
d) Nghiện cờ bạc, game bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ;
đ) Sống trong môi trường thường xuyên có bạo lực gia đình, có nhiều hủ tục cổ xúy cho bạo lực;
e) Người không kiểm soát được hành vi bạo lực.
4. Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình; hoặc không đến gần nhưng sử dụng các phương tiện để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
5. Phát tán thông tin về đời tư của người bị bạo lực gia đình là hành vi truyền bá thông tin về nhân thân, chỗ ở, nơi làm việc khi chưa được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc của người đại diện theo pháp luật của người đó.”.
3.2. Quy định cụ thể về các nội dung liên quan đến công tác thông tin, tuyên truyền trong phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 14 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 14. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình.
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo, vùng miền;
c) Bảo đảm bình đẳng giới, không làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình;
d) Chú trọng đến người sống trong gia đình có người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo; người sống ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
đ) Ngôn ngữ, hình ảnh sử dụng trong thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể, các hình ảnh phải bảo đảm an toàn, bí mật đời tư khi đăng hình ảnh nhân vật để làm tư liệu thông tin, truyền thông, giáo dục.”.
3.3. Tăng cường biện pháp và sự hiệu quả trong bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình và chất lượng hòa giải, tư vấn trong phòng, chống bạo lực gia đình  
Điều 30 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 30. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bạo lực gia đình
1. Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình:
a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Các biện bảo vệ người bị bạo lực gia đình:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi người bị bạo lực gia đình, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp hỗ trợ người bị bạo lực gia đình:
a) Chăm sóc người bị bạo lực gia đình;
b) Hỗ trợ khẩn cấp chỗ ở tạm thời và các nhu cầu thiết yếu tối thiểu;
c) Tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý và kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình.
4. Trường hợp vụ việc bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người bị bạo lực gia đình hoặc trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ mà phải can thiệp kịp thời thì người có thẩm quyền phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để giải cứu và bảo vệ người bị bạo lực gia đình.”.
3.4. Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính và điều kiện xử lý vụ việc bạo lực gia đình; các quy định về cấm tiếp xúc
Điều 33 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 33. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp yêu cầu cấm tiếp xúc, trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu thì phải có sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình;
 b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em, việc áp dụng biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình tiếp xúc với trẻ em được thực hiện theo quy định của pháp luật về trẻ em.
2. Chậm nhất trong 12 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng công an cấp xã, công an quản lý khu vực và Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc là người thực hiện huỷ bỏ quyết định đó khi có yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc khi thời hiệu áp dụng quyết định cấm tiếp xúc đã hết.
4. Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.
5. Người bị cấm tiếp xúc phải giữ khoảng cách với người bị bạo lực gia đình trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50m trở lên, trường hợp có vật ngăn cách bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình thì không áp dụng khoảng cách tối thiểu.
6. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình. Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ để hỗ trợ giám sát thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc.
7. Trong trường hợp gia đình có đám cưới, đám tang hoặc các trường hợp đặc biệt khác, người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người ban hành quyết định cấm tiếp xúc để được tiếp xúc dưới sự quản lý của công an cấp xã nơi xảy ra tiếp xúc giữa người bị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình.”.
3.5. Bổ sung quy định trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 53 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 53. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hai lần trong một nhiệm kỳ.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham gia thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ quan tham gia quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Hội đồng nhân dân cùng cấp về kết quả phòng, chống bạo lực gia đình theo phân cấp.”.
3.6. Quy định rõ nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình
Điều 56 Luật Phòng, chống BLGĐ nên sửa đổi như sau:
“Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thực hiện trách nhiệm phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
4. Ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.
5. Thực hiện điều phối liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích xã hội hóa phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý.
6. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước tham gia cung cấp các dịch vụ phát hiện, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình, giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình, hỗ trợ kiểm soát hành vi bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý.
7. Bố trí kinh phí, nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bản quản lý theo quy định của Luật này.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về kết quả phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bản quản lý theo quy định của Luật này; hằng năm thực hiện đối thoại với người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình; phân công người giúp đỡ, động viên những người có hành vi bạo lực gia đình.
9. Hằng năm thực hiện báo cáo, giải trình Hội đồng nhân dân cùng cấp kết quả phòng, chống bạo lực gia đình.”.
Việc sửa đổi, bổ sung, làm rõ nội hàm của khái niệm BLGĐ và các khái niệm liên quan; các quy định về nội dung, đối tượng, loại hình thông tin, tuyên truyền; các quy định xử lý vụ việc BLGĐ, cấm tiếp xúc; bổ sung các biện pháp đảm bảo nhằm hỗ trợ các cơ sở trợ giúp/hỗ trợ nạn nhân BLGĐ hoạt động; các biện pháp hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập gia đình, cộng đồng, quy định rõ trách nhiệm của người có hành vi BLGĐ đối với hậu quả do mình gây ra; bổ sung quy định về hòa giải trong phòng, chống BLGĐ; là các giải pháp có nhiều tác động tích cực, đó là:
- Tác động về kinh tế: BLGĐ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nạn nhân. Các chi phí chăm sóc sức khỏe phát sinh do BLGĐ gây ra làm thiệt hại kinh tế gia đình, kinh tế quốc gia. Mặt khác, các hệ luỵ khác như suy giảm năng suất lao động; suy giảm sức khỏe; tăng chi phí thời gian nghỉ lao động,... cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ. Vì vậy, xác định rõ hành vi BLGĐ, tính chất, mức độ từng hành vi sẽ nâng cao hiệu quả biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn BLGĐ, giảm các chi phí khắc phục hậu quả do BLGĐ gây ra, từ đó thúc đẩy kinh tế gia đình, kinh tế đất nước phát triển.
- Tác động về xã hội: Khắc phục được những vấn đề bất cập trong Luật Phòng, chống BLGĐ sẽ thúc đẩy công tác phòng, ngừa BLGĐ, từ đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi BLGĐ; Tạo được sự đồng thuận xã hội trong phòng, chống BLGĐ từ đó ngăn ngừa sớm được những nguy cơ BLGĐ, hạn chế các vụ BLGĐ và giữ gìn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; Nếu Luật được sửa đổi phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại, góp phần bảo vệ người bị bạo lực, có biện pháp mạnh răn đe người gây ra bạo lực, công tác hòa giải được chú trọng và nâng cao về chất lượng, tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cho nạn nhân BLGĐ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân BLGĐ thì sẽ góp phần củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị - xã hội, và sự công bằng của pháp luật;
- Tác động về hệ thống pháp luật: Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
- Tác động về thủ tục hành chính: Đơn giản thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, góp phần xây dựng nền hành chính công năng động, tích cực. Hoàn thiện hệ thống hành chính công về công tác gia đình.
- Tác động về giới: Thúc đẩy bình đẳng giới và tạo môi trường thân thiện, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Đây là các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, việc thực hiện có hiệu quả chính sách này sẽ góp phần bảo vệ cho nạn nhân BLGĐ và hỗ trợ công tác phòng, chống BLGĐ, đáp ứng với những thay đổi của xã hội trong tình hình mới./.
 

[1] Sau hơn 10 năm triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kết quả điều ra năm 2019 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa thực hiện cho thấy còn bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận diện được đúng những hành vi bạo lực gia đình.
[2] Tổng cục Thống kê (2010), Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/nghien-cuu-quoc-gia-ve-bao-luc-gia-dinh-doi-voi-phu-nu-o-viet-nam/.
[3] Xem: Thông tư số 16/2009/TT-BYT ngày 22/9/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; và Thông tư số 24/2017/TT-BYT ngày 17/5/2017 quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thay thế cho Thông tư số 16/2009/TT-BYT đã hết hiệu lực.
[4] Đặng Thị Hoa chủ biên (2020), Bạo lực gia đình ở Việt Nam: Thực trạng và các yếu tố tác động, Nxb. Khoa học xã hội.
[5] Theo Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấp ủy, chính quyền nhất là ở cơ sở ở một số nơi chưa nhận thực đầy đủ về tầm quan trọng của công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, thể hiện thông qua việc thiếu quan tâm trong công tác cán bộ, công tác xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực… nên trách nhiệm trong quản lý về lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình chưa cao”, Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
[6] Theo thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
[7] Tổng cục Thống kê (2010), Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam.
[8] Tlđd.
[9] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2022), Báo cáo số 84/BC-BVHTTDL ngày 28/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá tác động của chính sách về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
[10] Phần in đậm là phần sửa đổi so với Luật hiện hành.
Nguồn: http://www.lapphap.vn
 
Không để cán bộ lạm quyền, ngâm hồ sơ đất
Thứ sáu, 03 Tháng 6 2022 09:43

Không để cán bộ lạm quyền, ngâm hồ sơ đất

Trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội tại hội trường Quốc hội hôm qua, có ý kiến rất đáng quan tâm của đại biểu Phan Thái Bình, tỉnh Quảng Nam.

Ông phản ánh những khó khăn, bức xúc của cử tri liên quan đến việc thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và tác dụng ngược của nó đến thị trường bất động sản, sự bất an của người dân, rủi ro lạm quyền của cán bộ.

Đại biểu Phan Thái Bình nói: “Theo phản ánh của cử tri, một số cơ quan thuế ở cấp huyện có biểu hiện tuỳ tiện trong việc áp dụng giá bất động sản tính thuế. Nhiều nơi yêu cầu người dân phải chấp nhận giá tính thuế cao hơn 1,2 đến 1,5 lần, thậm chí có nơi đến 2 lần giá đất nhà nước quy định thì mới được giải quyết hồ sơ”.

 

Đại biểu Phan Thái Bình: Theo phản ánh của cử tri, một số cơ quan thuế ở cấp huyện có biểu hiện tuỳ tiện trong việc áp dụng giá bất động sản tính thuế

Trường hợp giá trong hợp đồng thấp hơn mức trên thì cơ quan thuế ngâm hồ sơ, mời lên làm việc nhiều lần hoặc trả hồ sơ vì cho rằng giá trong hợp đồng chưa sát với giá thị trường bất động sản theo khảo sát. Tuy nhiên, ông phản ánh, căn cứ nào xác định giá hợp đồng sát với giá thị trường và áp dụng giá tính thuế cao hơn giá nhà nước quy định thì cơ quan thuế không chỉ ra.

Phản ánh của đại biểu Phan Thái Bình là rất xác đáng và kịp thời sau những gì diễn ra gần đây.

Vô tình dẫn đến nguy cơ nhũng nhiễu

Gần đây, Bộ Tài chính đã liên tục gửi 2 công văn (Văn bản số 14257/BTC-VP ngày 15/12/2021; Văn bản số 438/BTC-VP ngày 12/1/2022) cho UBND các tỉnh, thành phố và Bộ Công an, Bộ Tư pháp nhằm chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. 

Trước và sau thời điểm trên, Tổng cục Thuế đã ban hành các công văn đốc thúc việc thực hiện các chỉ đạo của Bộ, trong đó đáng kể nhất là yêu cầu người mua/bán phải kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán nhà đất.

Điều đáng ngạc nhiên là những chỉ đạo trên trong các công văn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã vô hiệu hóa những quy định của luật pháp liên quan đến lĩnh vực này. 

Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, khi chuyển nhượng bất động sản, người chuyển nhượng sẽ chịu 2% thuế thu nhập, người nhận chuyển nhượng chịu 0,5% phí trước bạ từ mức giá “ghi trên hợp đồng”. 

Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng (điều 17). Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ cũng quy định rất rõ như vậy (điều 18).

Đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai, thuế trong đó quy định rõ nguyên tắc xác định giá đất sát với giá thị trường đất đai

Có nghĩa là các quy định luật pháp liên quan là rất rõ ràng, mạch lạc, dễ thực hiện hơn nhiều so với các văn bản chỉ đạo trên đây của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

Về bản chất, nguồn gốc của thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh chuyển nhượng bất động sản chính là sự kê khai không trung thực của một bộ phận người dân tham gia giao dịch bất động sản và bảng giá đất của các địa phương hiện nay chưa sát với giá thị trường, còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế. 

Vẫn theo đại biểu, tình trạng trên đã dẫn đến việc một số nơi có hồ sơ chậm giải quyết quá hạn khá lớn, ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, quyền lợi người dân.

“Một số cán bộ thuế có biểu hiện lạm quyền, gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân trong quá trình giải quyết hồ sơ. Một số người dân buộc phải chấp nhận tiêu cực để giải quyết hồ sơ thuận lợi”, ông Bình nói. 

Báo chí phản ánh thông tin từ Tổng cục Thuế, kể từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 85.000 bộ hồ sơ chuyển nhượng bất động sản phải kê khai lại, số thuế thu thêm tăng 222 tỷ đồng. Trong đó, riêng tại TP.HCM có tới khoảng 13.100 bộ, tại Vũng Tàu hơn 12.000 bộ.

Nhận xét của đại biểu Thái Bình rất thẳng thắn: “Thực tế chỉ đạo của Bộ Tài chính và một số UBND cơ quan liên quan trong hoạt động này còn chung chung, vô tình dẫn đến nguy cơ tạo công cụ, phương tiện cho một số cơ quan, chủ thể khác như công chứng có điều kiện nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân”. 

Đầu cơ hay đầu tư đất đaiKết luận về việc quản lý và sử dụng đất đai tại hội nghị Trung ương 5, Tổng bí thư chỉ đạo: “Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ đất, sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, gây khiếu kiện, bức xúc trong nhân dân”.Xem ngay

Khi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản thì người dân chịu mức thuế cao hơn, theo giá thị trường nhưng khi bị thu hồi đất, đền bù thì áp theo giá nhà nước dẫn đến những bất bình đẳng trong mối quan hệ này.

Chống thất thu thuế là việc đúng và cần làm nhưng phải có lộ trình, có khoa học, và quan trọng nhất phải tuân thủ nguyên tắc thị trường. Chống thất thu thuế qua trường hợp này đã đi vào lối mòn “tiền kiểm” thay vì “hậu kiểm” mà hệ lụy là hồ sơ ùn tắc, giao dịch của người dân đông cứng.

Giải pháp căn cơ nhất vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc thị trường, giá thị trường. Đại biểu đề nghị Chính phủ, Quốc hội sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về đất đai, thuế trong đó quy định rõ nguyên tắc xác định giá đất sát với giá thị trường đất đai.

UBND cấp tỉnh, thành phố cập nhật đúng, đủ giá giao dịch bất động sản đảm bảo sát giá thị trường áp dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản tính chi phí bồi thường cho người dân, đảm bảo công bằng, bình đẳng. Bộ Tài chính, cơ quan thuế quy định các biện pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh chuyển nhượng bất động sản theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất, công khai, minh bạch, tránh tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu. 

Những giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn mà nhà nước không bị thất thu, công chức không lạm quyền và người dân được bảo vệ.

Tư Giang

 

 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền
Thứ hai, 16 Tháng 5 2022 14:17

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

21/05/2007 07:00

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu của cả đời mình và mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân.

Dân là chủ, mọi quyền hành đều ở nơi dân

Có thể nói rằng, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phạm trù chiếm vị trí trung tâm. Bác nói: "Nước ta là một nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân (...). Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Tư tưởng của Bác là sự kế thừa ý thức về sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân mà các nhà tư tưởng, các vị anh hùng dân tộc đã nhiều lần nhìn nhận: "Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi).

Với nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của nhân dân mà Bác đã đặt mục tiêu của cả đời mình, mục tiêu của Ðảng, của cách mạng là mang lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân. Năm 1960, kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác".

Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn sự nghiệp giải phóng con người, trước hết trong điều kiện nước ta, với sự nghiệp giải phóng đất nước, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ðồng thời, Người quan niệm, xây dựng chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu nước mạnh. Dân có giàu thì nước mới mạnh.

Cho nên, đấu tranh chống nghèo đói và lạc hậu được Người xem là một nhiệm vụ hàng đầu, một "cuộc chiến đấu khổng lồ". Người nói: "Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; (...) nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi", "Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Ðảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ". "Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

Hạnh phúc và tự do chân chính, thật sự, chỉ khi nào mà nhân dân là người chủ đích thực của toàn bộ quá trình hoạch định đường lối chính sách phát triển đất nước. Ðó chính là quá trình thực hành dân chủ - dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị.

Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã mang tính nhân dân sâu sắc, là thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Tám do nhân dân ta thực hiện thắng lợi dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Trên cơ sở hiểu sâu sắc về nền tảng  nhân dân của Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta đã chủ trương tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 6-1-1946 để bầu ra  Quốc hội đầu tiên của nước ta. Người đã kêu gọi nhân dân đi bầu cử với một sự xúc động tha thiết và tự hào về chính quyền của nhân dân vừa mới giành được bằng chính xương máu của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quyền làm chủ về chính trị của nhân dân là mấu chốt của một chính quyền vững mạnh. Theo Bác, quyền làm chủ đó không thể là lời bàn suông mà chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động quản lý, tham gia hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhân dân. Người nói: "Có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn.

Khi bàn rồi thì bỏ thăm, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được. Ấy là dân chủ". "Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc". "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra".

Học tập và làm theo tư tưởng - đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðảng đã hết sức coi trọng việc hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, của khu dân cư, tập thể, đơn vị, cơ quan trong việc góp ý, phê bình, giám sát cán bộ, đảng viên.

Quyền lực nhân dân thống nhất và có hiệu quả

Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được soạn thảo và ban hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu đưa ra nguyên tắc: Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Ðại hội quốc dân Tân Trào là một Nghị viện được ra đời từ trong phong trào đấu tranh cách mạng làm nên nền dân chủ cách mạng của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Quốc hội là Hội đồng nhân dân toàn quốc". Còn ở các địa phương, HÐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền cấp trên. Như vậy, ở nước ta, có tổ chức quyền lực thống nhất, vừa bảo đảm sự thống nhất tập trung, vừa bảo đảm tính chủ động sáng tạo của các địa phương và luôn luôn gắn liền với dân, chịu trách nhiệm trực tiếp và thường xuyên trước nhân dân. Ðó là tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn và hành động.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước cũng như trong hoạt động thực tiễn của Người lúc sinh thời, tính hiệu quả và thiết thực là một phương châm tổ chức và hoạt động được hết sức coi trọng.

Một nền hiến pháp và pháp luật dân chủ, vì con người

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng hiến pháp. Chính vì lẽ đó mà hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính ổn định, tính pháp lý cô đọng và đầy đủ, toàn diện trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, các quyền tự do cơ bản và các lợi ích chính đáng của công dân làm thước đo. Do đó, hiến pháp có khả năng tạo ra sự an toàn pháp lý cao nhất cho công dân, của xã hội và tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trong bài diễn ca nói về tám yêu sách gửi các nước đồng minh họp Hội nghị Véc-xây đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc viết:

"Bảy xin hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền".

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ".

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự hiện diện của hiến pháp đã được gắn liền với nền dân chủ, với quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Những lý tưởng công bằng, độc lập, tự do chân chính luôn luôn thể hiện bản chất của pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - đó là những chuẩn giá trị có nội dung pháp lý, đó là những gì mang tính chân lý, những lẽ phải không ai chối cãi được.

Pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là quyền tự do lựa chọn hành vi, và theo Người, ranh giới của sự lựa chọn hành vi ấy là bảo đảm tôn trọng lợi ích của xã hội, của người khác. Người nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác - người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà vi phạm quyền tự do của người khác là phạm pháp.

Pháp luật đối với Nhà nước ta là công cụ để duy trì và bảo đảm bình đẳng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội. Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Vì vậy theo Người, một xã hội được quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải đấu tranh chống bất công, chống đặc quyền, đặc lợi, phải đấu tranh để xóa bỏ những quan hệ xã hội trong đó con người bị sỉ nhục, bị nô dịch, bị bỏ rơi, bị khinh rẻ. Chính vì vậy, từ rất sớm, Bác đã nói lên yêu cầu "Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật".

Ðây có thể được coi là tư tưởng pháp luật quan trọng và là hạt nhân của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh. Cho nên, khi Người nói: "Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" tức là nói trong hàm ý này.

Một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật là phương pháp và mức độ sử dụng pháp luật, yêu cầu thực hiện pháp luật trong thực tế. Chính vì vậy, Người đòi hỏi cán bộ pháp luật phải gương mẫu: "Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý". "Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được".

Tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là tư tưởng pháp quyền nhân  nghĩa thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Bác nói: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin được". Bác căn dặn cán bộ ta xử lý các vấn đề phải có lý, có tình. Ðối với cán bộ tư pháp, trong số các phẩm chất cần thiết, trước hết phải vô tư, không được thiên vị, tư thù, tư oán, không được cho mình đứng trên pháp luật.

Tuân theo lời dạy của Bác Hồ, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề cao trách nhiệm pháp lý của Nhà nước đối với nhân dân, thực hành dân chủ luôn luôn được Ðảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt. Ðề cao pháp luật, tăng cường pháp chế luôn phải đi liền với việc đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật. Ðổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn thiện thực tiễn áp dụng pháp luật.

Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân sử dụng đầy đủ các quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ, khuyến khích tính tích cực pháp lý của họ. Ðó chính là nội dung và ý nghĩa của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta.

GS. TSKH ÐÀO TRÍ ÚC
(Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật,
Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư)

 

 
Bác Hồ và việc tự học.
Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 10:24

Bác Hồ và việc tự học

01/03/2021

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc tự học và học tập suốt đời là luận điểm cực kỳ quan trọng. Bác Hồ coi tự học có vai trò hết sức quan trọng, có vị trí quyết định tạo nên trí tuệ.

Bản chất của tự học là quá trình học tập không trực tiếp có giáo viên. Nếu không có sự kiên trì, lòng quyết tâm và nghiêm khắc của bản thân, thì không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra. Việc tự học giúp mỗi người nhớ lâu và vận dụng kiến thức một cách hữu ích vào thực tiễn cuộc sống. Tự học còn giúp mỗi người trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác, qua đó hạn chế các khuyết điểm của bản thân để không ngừng tiến bộ.

Tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, đem lại độc lập cho dân tộc, giải phóng quê hương. Bác Hồ kiên trì tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực, tự học tập, tự giáo dục để làm cho nhân cách cũng như năng lực của bản thân phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, nhiêm vụ. Khi tham gia đại hội VII Quốc tế Công sản năm 1935, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khai lý lịch : “Họ và tên Lin, trình độ học vấn tự học”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: trong cuộc sống có nhiều việc cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái đấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và không đủ thời gian để học, hiểu hết tất cả. Do đó, ngoài việc học ở nhà trường theo quy định, ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, nhiệm vu đang đảm nhiệm và vị trí của bản thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết thực, học phải đi đôi với hành. Học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Học những điều quá cao xa, không sát thực tế, thời gian dành cho học tập quá ít, việc học đó cũng chỉ để trang trí cho oai thôi.

Với Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tự học là học mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp tự học của Bác là: muốn nâng cao kiến thức trong quá trình tự học, mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện sẵn có trong xã hội như thư viện, câu lạc bộ , sách báo…. Đồng thời, cần tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn của bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và thực hiện phương châm học mọi lúc, mọi nơi, học tập trong khi giao thiệp, học tập trong giải quyết công việc hàng ngày, việc lớn cũng như việc nhỏ, từ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại, học tập trong công tác vận động quần chúng.

Thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ vừa lao động để kiếm sống vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tự học, nhất là học ngoại ngữ. Bác Hồ dạy thanh niên: Để học được ngoại ngữ, phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ. Hàng ngày trước khi thức dậy, Bác Hồ viết từng từ mới vào một mảnh giấy dán vào chỗ hay nhìn thấy nhất, có khi Bác viết lên cánh tay để vừa làm vừa nhẩm học, đến khi chữ mờ hết thì Bác đã thuộc. Kể cả khi Bác Hồ đi trên đường Bác, buổi tối khi chưa ngủ, Bác viết mò các chữ khó xuống chăn cho kỳ nhớ mới thôi. Chủ Tịch Hồ Chí Minh có một nguyên tắc là học đến đâu thực hành đến đó, ghép câu để sử dụng ngay.

Theo Bác Hồ để tự học tất phải có tinh thần vượt khó, vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác Hồ sống tại Pa-ri, Cộng hòa Pháp, Bác Hồ chỉ thuê 1 căn phòng nhỏ rẻ tiền, mỗi sáng Bác nấu cơm trong một cái nồi nhỏ đặt trên một ngọn đèn dầu, ăn cơm với 1 com cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa, còn một nửa để đến chiều, có khi Bác chỉ ăn một miếng bánh mỳ với pho mát là đủ cho cả ngày. Mùa Đông giá lạnh, trước khi đi làm buổi sáng, Bác Hồ để 1 viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc vào tờ báo cũ để xuống nệm nằm cho đỡ rét.

Khi ở cương vị cao nhất của Đảng, dù bận trăm công, ngàn việc, dù tuổi cao, sức yếu, Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngừng năng cao tinh thần tự học, đọc thêm nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn khuyên cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập để có trình độ hiểu biết mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng công tác.

Cần tự học để năng cao trình độ của bản thân, coi đây là tiêu chuẩn, giá trị đạo đức của mỗi người và là nhu cầu, thói quen hàng ngày của mọi cán bộ, đảng viên.
Năm 1966 trong buổi nói chuyện với đảng viên mới ở thủ đô Hà Nội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, nhắc nhở: Thời kỳ bí mật, điều kiện học tập của đảng viên rất khó khăn, thiếu thầy, thiếu sách vở, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học tập. Bây giờ trong điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô, các chú càng phải ra sức học tập cho tốt.
Sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học tập, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ về mọi mặt cho bản thân. Những chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghệm sâu sắc rút ra từ tấm gương tự học bền bỉ, kiên trì của Bác Hồ đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ, năng lực để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu. Để có được những năng lực ấy, mọi người phải tự học không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời, thông qua nhiều hình thức, vấn đề tự học trở thành vấn đề cấp bách, bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Nguyễn Quốc Huy - Vụ Tổ chức cán bộ

 

 
Có yêu người, mới yêu nghề
Thứ năm, 28 Tháng 4 2022 09:57

Có yêu người, mới yêu nghề (*)

Buổi sáng chủ nhật, Bác đến thăm một cơ quan. Mọi người ngồi chật cả ngôi nhà sàn rộng. Bác ngồi xếp bằng ở giữa, trong lòng bế một cháu bé chừng hai tuổi.

Bác nói: Công việc cơ quan Bác nghe các đồng chí phụ trách cho biết rồi. Bác hoan nghênh các cô, các chú. Giờ ai có gì thắc mắc thì cho Bác biết?

Một thanh niên giơ tay: "Thưa Bác, cháu là sinh viên ở Hà Nội. Theo tiếng gọi xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, cháu đã ra chiến khu. Cháu tưởng được cầm súng, ai ngờ cấp trên giao làm kế toán. Cháu đã được học nhưng chưa thông, nay nhờ Bác chỉ giúp".

Nghe xong, Bác quay về phía người mẹ trẻ hỏi:

- Thế sao trong hoàn cảnh khó khăn mà cháu bé này lại bụ bẫm, kháu khỉnh thế này?

- Dạ, vì cháu học kinh nghiệm các chị đã có con. Thêm nữa có thức gì ngon, cháu đều dành cho con.

Bác mỉm cười: "Ðúng rồi, nhưng sao cô lại chịu vất vả thế?".

Người mẹ trẻ cảm động: Vì cháu thương con!

Ðến lúc này Bác mới quay lại anh sinh viên nọ và nói: "Nếu chú cũng thương bộ đội, thương nhân dân ngày đêm vất vả để kháng chiến thì chắc chú sẽ yên tâm công tác".

Bác trìu mến nhìn mọi người, kết luận:

- Vì có yêu người, mới yêu nghề!

-------------
(*)  Trích trong cuốn sách Chuyện ngày thường về Bác Hồ. NXB Văn hóa - dân tộc, 2001, trang 44.

Nguồn Báo nhân dân

 

 
Các bài viết khác...
  • Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
  • Xây dựng hàng rào có phải xin phép không ?
  • Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?
  • Tự ý san lấp đất nông nghiệp sẽ bị xử lý
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 2 trong tổng số 4

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc namxosoketqua.com