CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ
x
Trang chủGiới thiệuTin tức sự kiệnThông tin tuyên truyềnVăn bảnTư vấn pháp luật

Chính quyền điện tử

  • Lịch công tác tuần
  • Hệ thống trao đổi nội bộ
  • Hệ thống QLVB & HSCV (Q.office)
  • Thủ tục hành chính
  • Cải cách hành chính
  • Xử lý vi phạm hành chính
  • Mỗi tuần một điều luật
  • Danh bạ điện thoại
  • Email công vụ

THPL

Vản bản mới

Quyết định Công nhận xã phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022
Về việc triển khai thí điểm thực hiện tiếp nhận và trả kết quả không phụ thuộc địa giới hành chính
Quyết định Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết của Sở Tư pháp
Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, liên tịch ban hành
Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
Quyết định Ban hành quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực tư pháp theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng chính phủ
Kế hoạch Truyền thông về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2022 – 2025

Video tuyên truyền pháp luật

  • Xăm mình có đi nghĩa vụ quân sự không
  • Vị Trí Công Chức, Viên Chức Nào Được Bỏ Chứng Chỉ Ngoại Ngữ, Tin Học?
  • Bộ câu hỏi cuộc thi Rung chuông vàng
  • Chuyền đề tuyên truyền pháp luật về gia điình
  • Giới thiệu Thông tư số 09 2021 TT BTP ngày 15 11 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Liên kết web

Copy1 of VanBanPhapLuat
lk1
lk21
lk5
lk6

Thống kê truy cập

Hiện có 115 khách Trực tuyến
Hôm nayHôm nay1301
Hôm quaHôm qua2991
Tuần nàyTuần này13286
Tháng nàyTháng này68640
Tất cảTất cả25761982
Thẻ Căn cước công dân: 12 điều người dân nên biết
 Thứ tư, 20 Tháng 4 2022 17:28 - 1302 Lượt xem
PDF. In Email

Thẻ Căn cước công dân bắt đầu được cấp ở Việt Nam từ năm 2016. Tuy nhiên, đến nay vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ về loại thẻ này. Sau đây là 12 điều người dân nhất định phải biết về thẻ Căn cước công dân.

1. Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21). Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn...
 

2. Số Căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân

Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

3. Mẫu thẻ Căn cước công dân mã vạch và gắn chip khác nhau

can cuoc cong dan
Thẻ Căn cước công dân mã vạch
 
can cuoc cong dan

Mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chip
 

4. Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014:

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Vậy, trong một số trường hợp, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.

can cuoc cong dan

Thẻ Căn cước công dân: 12 điều người dân nên biết (Ảnh minh họa)
 

5. Nhiều trường hợp được miễn, không phải nộp lệ phí cấp thẻ Căn cước

Theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí. Quy định này cũng áp ụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau:

+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi);

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.

Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn lệ phí làm Căn cước công dân bao gồm: 

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; người dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo;

- Đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

6. Không cần về nơi thường trú để làm Căn cước công dân

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, theo Điều 26 Luật Căn cước công dân,
công dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

7. Căn cước công dân gắn chip sẽ được tích hợp nhiều loại giấy tờ

Theo Bộ Công an, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai kết hợp cùng nhiều cơ quan khác, nghiên cứu để tích hợp các loại giấy tờ lên Căn cước công dân gắn chip sao cho hiệu quả, tiết kiệm.

Văn phòng Chính phủ cũng liên tục có văn bản đốc thúc Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. 

Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

 

8. Thủ tục làm Căn cước công dân khá đơn giản

Để làm Căn cước công dân, công dân cần điền vào Tờ khai làm Căn cước công dân gắn chip. Nếu thông tin của công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ Công an so sánh thông tin Tờ khai với Cơ sở dữ liệu này. Nếu chính xác sẽ tiếp hành chụp ảnh, lăn tay… Nếu thông tin chưa chính xác, công dân cung cấp các giấy tờ để cán bộ so sánh, đối chiếu…

 

9. Nhiều trường hợp không đổi sang Căn cước công dân bị phạt

Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

....

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

Theo đó, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại Căn cước công dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

Căn cứ Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những trường hợp sau nếu không đi làm Căn cước công dân có thể bị phạt:

- Người dùng Căn cước công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đang sử dụng bị hư hỏng không sử dụng tiếp được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;

- Bị mất thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

 

10. Nhìn số thẻ Căn cước công dân, biết ngay 3 thông tin

- Ba số đầu tiên trên thẻ căn cước công dân chính là mã tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Mã này được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Thông tư 59/2021 của Bộ công an;

- Các số tiếp theo là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 59.

Theo đó, mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:

Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam là 0, nữ là 1;

Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam là 2, nữ là 3;

Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam là 4, nữ là 5;

Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam là 6, nữ là 7;

Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam là 8, nữ là 9.

- 2 số tiếp theo trên thẻ cccd là Mã năm sinh, mã này Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.

- 6 số cuối trên thẻ CCCD là 6 số được xếp ngẫu nhiên.

Như vậy, chỉ cần nhìn số thẻ Căn cước công dân của một người, ta có thể dễ dàng biết được biết họ sinh ở đâu, giới tính gì và sinh năm bao nhiêu.

 

 

11. Ý nghĩa của dãy số ở mặt sau Căn cước công dân gắn chip 

Mặt sau Căn cước công dân gắn chip có một dãy ký tự được gọi là MRZ. Dòng MRZ này lại nắm giữ rất nhiều thông tin quan trọng về nhân thân của một người bởi đây chính là khu vực để máy quét đọc chip. 

Những ký tự ở dòng MRZ nếu chỉ đọc bằng mắt thường thì gần như vô nghĩa, không có tác dụng gì. Nhưng khi được quét qua máy đọc chip thì thông tin của chủ thẻ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia sẽ hiện ra đầy đủ.

 

12. Những thông tin được lưu trong con chip của thẻ Căn cước công dân 

Con chip điện tử của thẻ Căn cước công dân chứa các thông tin quan trọng về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên, ngày sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, dấu vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…

Thông tin cá nhân của công dân sẽ tuyệt đối an toàn, chỉ các cơ quan chức năng được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này. Nếu như có bị mất Căn cước công dân gắn chip, người nhặt được cũng không thể lấy được thông tin lưu trong con chip của thẻ.


Tin mới:
  • Chuyên đề tuyên truyền: “Một số giải pháp tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em”.
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 05/2022
  • Những hợp đồng về nhà, đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị
  • 9 KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư pháp
Các tin khác:
  • Tuyên truyền pháp luật cho người khuyết tật
  • 6 tập thể và 12 cá nhân đạt giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến
  • Tuyên truyền văn bản luật về quản lý hoạt động nuôi chim yến
  • Chuyên đề tuyên truyền: “Một số quy định pháp luật về Bảo vệ môi trường nước”.
  • Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 4/2022
<< Trang trước   Trang kế tiếp >>

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHÒNG TƯ PHÁP TAM KỲ

Trụ sở: 159 Trưng Nữ Vương -Thành phố Tam Kỳ- Tỉnh Quảng Nam

Email: tuphaptamky288@gmail.com | Website: www.tuphaptamky.gov.vn - Designed by Netlinkvn.com

Ghi rõ nguồn www.tuphaptamky.gov.vn khi sử dụng thông tin trên website này

.
vận chuyển hàng bắc nam,taxi tải hà nội,cho thuê xe tải chở hàng,vận tải bắc nam,https://xosoketqua.com/xsmn-xo-so-mien-nam.html