Tóm tắt: Từ giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền, bài viết phân tích, làm rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(PLVN) - Bà Ngô Thanh Thảo (Đà Nẵng) hỏi: Trước đây tôi sống tại Quảng Nam và được Công an tỉnh Quảng Nam cấp chứng minh nhân dân. Nay tôi kết hôn với người Đà Nẵng và đã nhập khẩu tại Đà Nẵng. Trên giấy chứng nhận kết hôn của tôi có số chứng minh nhân dân do Công an Quảng Nam cấp. Tôi đã làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân tại Đà Nẵng và khi được cấp thì số chứng minh nhân dân của tôi thay đổi so với số cũ. Vậy để thuận tiện cho các giao dịch, tôi có được thay đổi số chứng minh trên giấy chứng nhận kết hôn của tôi không?
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Do đó, công tác này đòi hỏi phải mang tính thường xuyên, liên tục cùng với sự phối hợp tích cực của tất cả các cấp, các ngành nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân, từ đó tạo cho họ có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, là cơ sở pháp lý cho toàn bộ các hoạt động xã hội. Đây là phương tiện chủ yếu để thể chế hóa và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, truyền đạt các quyết định quản lý của các cơ quan nhà nước, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời là cơ sở pháp lý để các chủ thể quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội theo thẩm quyền.
Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định bắt buộc phải thực hiện phỏng vấn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Sở Tư pháp nhằm kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết lẫn nhau của hai bên nam, nữ. Quy định này, giúp cơ quan có thẩm quyền bác hồ sơ đương sự, xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một loại giấy tờ hộ tịch, do cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền cấp theo yêu cầu của công dân nhằm chứng minh tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, thực hiện các thủ tục hành chính khác. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy XNTTHN) theo quy định của Luật Hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch đã có sự đổi mới cơ bản về “chất”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, cũng còn có ý kiến cho rằng, cá nhân vẫn gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa được tạo điều kiện khi làm thủ tục đề nghị cấp giấy XNTTHN.
Luật Hộ tịch được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014, có hiệu lực ngày 01/01/2016, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công chức làm công tác đăng ký hộ tịch đã tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quyền đăng ký hộ tịch của người dân, tăng cường hiệu quả, chất lượng đăng ký hộ tịch.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân. Do đó, công tác này đòi hỏi phải mang tính thường xuyên, liên tục cùng với sự phối hợp tích cực của tất cả các cấp, các ngành nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân, từ đó tạo cho họ có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Quy định này chỉ có thể thực hiện được khi giải quyết được tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, đây lại là điểm nghẽn của các cơ quan được giao chủ trì xây dựng văn bản. Việc ban hành văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành thường là rất chậm, sát thời điểm văn bản luật có hiệu lực mới ban hành văn bản quy định chi tiết. Trong khi đó, tại các VBQPPL đều có quy định “nội dung giao tiếp về cho HĐND, UBND tỉnh quy định hướng dẫn” làm cho địa phương lúng túng trong ban hành văn bản. Nếu áp dụng quy định, VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực, diễn ra tình trạng có những khoảng thời gian không có văn bản để quản lý.
Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực cũng như thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định 04 trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, bao gồm: “1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
- Đăng ký khai sinh cho trẻ là một trong những việc hộ tịch rất thiết thân với người dân. Tuy nhiên, thực tiễn khi làm thủ tục đăng ký khai sinh, dù quy định pháp luật khá đầy đủ, rõ ràng nhưng người dân vẫn lúng túng, thậm chí gặp không ít khó khăn nếu cán bộ yêu cầu thêm giấy tờ trong hồ sơ.
Việc xác định đúng thời điểm có hiệu lực cũng như thời điểm hết hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định 04 trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần, bao gồm: “1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
1. Các đặc trưng cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và những “kiểm chứng” qua thực tế
Từ năm 2017, cùng với cả nước, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thực hiện việc đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này cũng gặp phải một số khó khăn cần phải tháo gỡ...
(PLVN) - Giấy khai sinh là giấy tờ gốc quan trọng của một con người. Nhưng có nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến giấy khai sinh (GKS) mà không phải ai cũng biết cách giải quyết. Bộ Tư pháp đưa ra tư vấn để người dân tham khảo trong một số trường hợp liên quan đến GKS.
Quan hệ cha, mẹ, con là mối quan hệ đặc biệt quan trọng, vừa có ý nghĩa về mặt pháp lý, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội. Về pháp lý, quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và con; về nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con; về thừa kế tài sản. Đồng thời, quan hệ cha, mẹ, con là điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và của con đối với cha, mẹ.
Thời hiệu áp dụng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực thi pháp luật. Việc áp dụng đúng nguyên tắc, phù hợp sẽ dẫn đến kết quả xử lý công việc được chính xác và ngược lại. Tuy nhiên, có một thực tế là cùng một vấn đề được quy định tai hai văn bản khác nhau và có những quy định không giống nhau về thời hiệu áp dụng văn bản.
(TG) - Công việc của người tuyên truyền miệng đòi hỏi phải hội tụ ba yếu tố: Tâm huyết - Vốn sống - Năng khiếu. Người có tâm huyết với nghề, nhưng thiếu vốn kiến thức, thiếu vốn sống và kinh nghiệm… thì chẳng có gì để nói. Người có vốn kiến thức rộng, nhưng không có tâm huyết sẽ không có động lực, có nghĩa là không có “lửa” để “truyền lửa”. Tuy có tâm huyết, có “nguồn vốn” nhưng nếu thiếu năng khiếu thì cũng hạn chế đến kết quả công tác tuyên truyền miệng.
Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định, một trong những nguyên tắc ban hành VBQPPL là phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất trong hệ thống pháp luật. Các căn cứ này được hướng dẫn tại Nghị định số 34 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL.
Mặc dù Bộ Tư pháp đã nhiều lần có văn bản hướng dẫn về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp huyện, xã, tuy nhiên đây vẫn là điểm vướng nhất trong quá trình thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.