Một trong những vấn đề được hướng dẫn tại Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin (Nghị định số 13/2018) có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7. 2018 là quy định các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, theo đánh giá, nghị định này chưa thể hiện được quy định của Luật Tiếp cận thông tin, thậm chí là “vênh” với văn bản được hướng dẫn.
Tóm tắt: Việc thừa nhận cả quyền tiếp cận thông tin liên quan đến các chủ thể tư, đặc biệt là thông tin cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng tư trên bình diện quan hệ công tất yếu dẫn đến sự xung đột giữa hai quyền này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết xung đột một cách thoả đáng đối với các chủ thể theo đuổi các lợi ích trái ngược nhau.
Từ ngày 1.7 Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Tiếp cận thông tin chính thức có hiệu lực. Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật và đây là đối tượng cần nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt trong việc tạo điều kiện để tiếp cận thông tin. Chính vì vậy, Nghị định số 13 không chỉ giúp hòa nhập với xã hội mà còn giúp họ có cơ hội phát triển, khẳng định bản thân.
Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực từ ngày 1.7.2018 đã luật hóa quyền tiếp cận thông tin - một trong những quyền cơ bản của con người. Đây là tạo cơ hội quan trọng cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân thúc đẩy sự minh bạch thông tin nói chung và thu hẹp khoảng cách về thông tin trong các cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.
(PLO) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong tiếp cận thông tin, các cơ quan nhà nước cần tăng cường trách nhiệm và đề cao tính chủ động trong việc công khai các thông tin, từ đó góp phần giảm tải các thủ tục hành chính và chi phí cho người dân. Đó là một trong những nội dung quan trọng của Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành từ hôm nay - 01/7.