Điều chỉnh mức hoãn nộp tiền phạt vi phạm hành chính
Kết quả triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính cho thấy, mức tiền phạt 3 triệu đồng để xem xét hoãn thi hành quyết định phạt tiền đối với cá nhân trong một số trường hợp là khá cao, đặc biệt là đối với các trường hợp xử phạt cá nhân vi phạm ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn. Hơn nữa, nhiều lĩnh vực mức xử phạt cao như đất đai, xây dựng, người vi phạm ít có khả năng để chấp hành, nhất là những đối tượng như hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng được miễn, giảm. Liên quan đến quy định này, đại diện nhiều địa phương cho rằng, để bảo đảm tính khả thi của quy định hoãn phạt tiền nên điều chỉnh mức tiền phạt của cá nhân được xem xét hoãn thi hành từ mức 3 triệu đồng xuống còn từ 1 - 2 triệu đồng; đồng thời tính toán, cân đối mở rộng đối tượng được hoãn, miễn giảm như hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Cũng tại Khoản 1, Điều 76, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, để được xem xét hoãn thi hành quyết định phạt tiền, người vi phạm phải có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc, không có khả năng thi hành quyết định. Quá trình thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính cho thấy, người có thẩm quyền xử phạt rất lúng túng trong việc xác định điều kiện để được hoãn thi hành quyết định phạt tiền. Bởi họ không biết lựa chọn yếu tố nào: Cá nhân vừa thuộc diện khó khăn đặc biệt và vừa thuộc diện khó khăn đột xuất; hay chỉ cần xác định thuộc một trong hai trường hợp nêu trên (khó khăn đặc biệt hoặc khó khăn đột xuất). Liên quan đến quy định này, nhiều địa phương cho rằng, chỉ cần xác định một trong hai điều kiện là đủ, không cần thỏa mãn cả hai điều kiện, vì trong rất nhiều trường hợp thì đây là quy định chồng lấn.
XEM BÀI GIẢNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TẠI ĐÂY
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
vi phạm, cơ quan, tổ chức, học tập, làm việc, xác nhận, khả năng, thi hành, quyết định, có thể, xem xét, quy định, lúng túng
Ý kiến bạn đọc