Đơn cử, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định toàn bộ các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính như: các hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xư lý hành chính… Tuy nhiên, trong một số văn bản được ban hành sau thời điểm ban hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, lại có những nội dung không thống nhất với nội dung của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chẳng hạn, tại Điểm b, Khoản 4, Điều 42 và Điểm b, Khoản 3; Điểm b, Khoản 4, Điều 44 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt tiền của Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan là 50.000.000 đồng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế là 25.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Thuế là 70.000.000 đồng. Nhưng tại các Điểm b, c, d, Khoản 2 Điều 138 và Khoản 2, Điều 139 Luật Quản lý thuế thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh này không bị giới hạn như quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, theo quy định của Luật Quản lý thuế, thẩm quyền này phụ thuộc vào phần trăm tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế (10% đến 20%) hoặc số lần số tiền thuế trốn (từ 1 lần đến 3 lần).
Đây chỉ là một trong hàng loạt các dẫn chứng về sự chưa thống nhất trong quy định pháp luật, khiến cho việc tổ chức thực thi gặp không ít khó khăn. Kết quả rà soát của Bộ Tư pháp cho thấy, mặc dù Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật nhưng trong các luật cụ thể vẫn quy định nguyên tắc này. Chẳng hạn, Khoản 2, Điều 4 Luật Đầu tư năm 2014 quy định, trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Dầu khí. Quy định này có nghĩa là ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành
Từ thực tế nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính một nguyên tắc về việc phải tuân thủ đúng quy định của Luật này về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa khi tiến hành việc xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần ghi nhận nguyên tắc “ưu tiên áp dụng pháp luật” bên cạnh nguyên tắc “áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”. Cụ thể, sửa đổi Khoản 3, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng: trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau; trường hợp văn bản ban hành trước có quy định ưu tiên áp dụng pháp luật đối với vấn đề đó thì áp dụng quy định của văn bản ban hành trước.
XEM BÀI GIẢNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TẠI ĐÂY
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
ban hành, phạm pháp, quy định, nguyên tắc, áp dụng, trường hợp, cơ quan, vấn đề, bảo đảm, xung đột, mâu thuẫn, pháp luật, tuy nhiên, thực hiện, hệ thống, thống nhất
Ý kiến bạn đọc