TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QPPL THỐNG NHẤT TRONG CẢ NƯỚC KỲ 2014-2018 (Kèm theo Công văn số 409/BTP-KTrVB ngày 02/02/2018 của Bộ Tư pháp)
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 (sau đây gọi tắt là Luật BHVBQPPL năm 2015). Sau khi được ban hành, Luật BHVBQPPL năm 2015 cơ bản đã kế thừa và sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHVBQPPL năm 2008 và Luật BHVBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004. Tuy nhiên, sau hơn một năm thi hành, Luật BHVBQPPL năm 2015 đã bộ lộ một số hạn chế, bất cập gây khó khăn cho cơ quan áp dụng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lộ trình, bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá hiện nay. Điều này đã được thể hiện tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vì vậy, tăng cường năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các ngành, các cấp được Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chương trình phát triển quốc gia và chính sách phát triển bền vững.
Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “HĐND cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao”. Quy định tưởng như rất rõ, nhưng không ít địa phương lúng túng không hiểu cụm từ “được luật giao” và ngay trong công văn hướng dẫn của bộ quản lý ngành cũng quay về… quy chiếu điều luật.
(PLO) - Phiên tòa xử vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa công ty TNHH Thẩm mỹ Quốc tế Việt Hàn (TMV Việt Hàn - trụ sở tại số 5 Bình Thới, Q.11, TP.HCM) với hộ kinh doanh Việt Hàn (Spa Việt Hàn - 52C Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) vẫn chưa thể đi đến kết thúc mà đã phải hoãn lại giữa chừng. Sự va chạm giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong vụ tranh chấp này là một câu chuyện khá nhức đầu.
Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004 đã quy định chi tiết quy trình ban hành văn bản QPPL, nhưng trên thực tế việc áp dụng quy trình này vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định, dẫn đến nội dung văn bản QPPL thiếu tính khách quan, làm giảm tính pháp lý, nhất là việc ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) không phải là một khái niệm mới đối với các nhà nghiên cứu. Khái niệm này đã đượcđề cập đến trong nhiều công trình, bài viết khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành[1]. Những công trình này đã làm rõ nhiều khía cạnh quan trọng của khái niệm VBQPPL.
Mặc dù đã qua nhiều phiên thảo luận ở các diễn đàn khác nhau, cho đến nay, xung quanh dự án Luật ban hành văn bản pháp luật cả về tên gọi của đạo luật và nhiều nội dung căn bản, quan trọng trong đó vẫn chưa được giải quyết trọn vẹn. Trong bài viết này, từ góc độ chuyên môn, xin nêu một số ý kiến góp phần làm rõ hơn những cơ sở lý luận cho việc giải quyết những vấn đề đang gây tranh cãi trong dự án luật.
Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội. Vì vậy, ban hành văn bản pháp luật (VBPL) là hoạt động quan trọng hàng đầu của nhà nước. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Dĩ nhiên, các cơ quan khác nhau có thẩm quyền ban hành văn bản khác nhau về nội dung, về tính chất, mức độ quan trọng của vấn đề cần quy định, về phạm vi không gian điều chỉnh…
Kể từ ngày 01/01/2015 rất nhiều văn bản luật có hiệu lực thi hành như: Luật Xây dựng, Luật Hôn nhân và Gia đình… Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này thì chưa được Chính phủ và các bộ, ngành ban hành kịp thời đã gây không ít khó khăn cho các địa phương trong việc áp dụng văn bản. Trong khi chờ văn bản hướng dẫn mới thì liệu các văn bản hướng dẫn các luật cũ có được vận dụng để áp dụng giải quyết các vấn đề phát sinh theo luật mới hay không? Hay là phải chờ có văn bản hướng dẫn thì các địa phương, cơ quan chuyên môn mới được thực hiện?
(PLO) - Thực tế, việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cũng đầy phức tạp, kéo dài, chính quyền nhiều phen đau đầu, người dân thì mệt mỏi. Song, việc áp dụng pháp luật cũng không kém phần bất cập.
Mặc dù theo quy định hiện hành, Bộ Tư pháp có chức năng nhặt sạn, thẩm định các loại văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) song thực tế, nhiều văn bản trái luật vẫn chưa được phát hiện kịp thời; nhiều trường hợp do báo chí phát hiện và nêu vấn đề trước. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật bị tuýt còi khá nhiều, nhưng chưa có cá nhân, tổ chức nào bị xử lý...
Chính phủ đã trình UBTVQH dự án Luật Văn bản pháp luật thay cho dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm đúng tinh thần của Hiến pháp. Dẫu vậy, việc bỏ hai chữ quy phạm cũng không làm cho dự thảo Luật mới trở nên rõ ràng, minh bạch hơn khi cơ quan soạn thảo vẫn lúng túng trong việc định nghĩa thế nào là văn bản pháp luật. Phải làm rõ định nghĩa này mới có thể xác định rõ, ai, cơ quan nào có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật và ban hành văn bản dưới hình thức nào. Nhấn mạnh điều này, nhiều Ủy viên UBTVQH cũng cho rằng, trao thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật cho chính quyền cấp huyện, cấp xã là cần thiết, tuy nhiên, cần quy định ngay trong Luật này phạm vi những vấn đề mà văn bản pháp luật của các cơ quan này được ban hành.
Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được kỳ vọng sẽ là công cụ pháp lý làm cho hệ thống pháp luật trở nên thông thoáng, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả hơn.
Cho ý kiến dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội; lệnh của Chủ tịch nước; quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật thì là gì?
Dự báo tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật (RIA) là phương pháp đánh giá những tác động có thể xảy ra từ sự thay đổi chính sách hoặc pháp luật, được thực hiện trong quá trình xây dựng luật, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật hoặc ban hành chính sách mới. Điều này có tác động rất lớn đến việc cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, ban hành chính sách thì trong nhiều trường hợp RIA chưa được quan tâm đúng mức. Câu hỏi đặt ra là cần phải làm gì để RIA không trở thành thủ tục mang tính hình thức?
Bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi trong xây dựng văn bản pháp luật, bên cạnh nâng cao năng lực dự thảo và chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng quy trình xây dựng văn bản pháp luật, cần thiết phải có quy định cụ thể xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản trái luật, gây dư luận không tốt.
Có những văn bản ghi là đính chính nhưng nội dung được đính chính (thật ra sửa đổi) rất dài, có thể lên đến… 10 trang.