Tóm tắt: Trên cơ sở tham chiếu với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và các yếu tố thuộc nội hàm của hoạt động bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, các tác giả phân tích những hạn chế cơ bản trong các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em; đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trong thực tiễn.
Tóm tắt: Xử lý kỷ luật luôn được đặt ra như một điều kiện tất yếu, song hành trong quá trình các chủ thể thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để bảo đảm hiệu quả, đồng thời cũng là một trong các biện pháp giáo dục, răn đe nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ những hành vi vi phạm. Trong thời gian qua, cách tiếp cận về các vấn đề liên quan đến xử lý kỷ luật đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu chưa phản ánh đúng bản chất địa vị pháp lý của nhóm chủ thể này. Điều này dẫn đến sự lúng túng, thiếu thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật để xử lý kỷ luật những người do Hội đồng nhân dân bầu.
1. Khái niệm nước thải và xử lý nước thải Dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể hiểu rằng, nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất sau khi đã được sử dụng, không còn giá trị sử dụng hoặc do các hoạt động của con người thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. Nước thải là một loại nước hỗn hợp đặc biệt, gây ra nhiều tác hại đối với môi trường, sức khỏe của con người và các nhân tố khác liên quan do đó cần một quá trình xử lý riêng biệt, đảm bảo hạn chế tối đa những thiệt hại nước thải tạo ra.
Mọi quốc gia trên thế giới đều phải giải quyết vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo cách thức, mức độ khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán và hệ thống pháp luật của mỗi nước, phù hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và các chuẩn mực quốc tế về tư pháp chưa thành niên. Với tư cách là quốc gia thành viên của 07 trong 09 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các điều khoản về nội dung của các công ước này, cũng như có nghĩa vụ báo cáo về việc thực hiện Công ước. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật là cần thiết, thể hiện những nỗ lực thực sự của Việt Nam đối với các cam kết của mình.
Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đây là sự ghi nhận, tri ân đối với những cống hiến của người có công với đất nước, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, đã thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để thế hệ trẻ hiểu và sống có trách nhiệm, có ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước.
(PLO) - Thời gian này các trường học đang tổng kết học kỳ I và họp phụ huynh. Nhiều cha mẹ đi họp về phấn khởi hoặc không hài lòng với kết quả học tập của con, thường có thói quen chụp ảnh bảng điểm của con chia sẻ trên mạng người thân. Từ 1/6/2017, khi Luật Trẻ em có hiệu lực, nhiều cha mẹ đã biết rằng hành vi đăng ảnh con trên bảy tuổi trên mạng xã hội mà không có sự đồng ý từ chính đứa trẻ là hành vi phạm luật. Vậy việc đăng bảng điểm của con lên mạng có vi phạm?
1. Khái niệm ý thức pháp luật của người Việt Nam Dưới góc độ khái quát, ý thức pháp luật được định nghĩa là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện mối liên hệ của con người đối với pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể trong xã hội[1]. Gắn với chủ thể là người Việt Nam, ý thức pháp luật của người Việt Nam có thể được hiểu là tổng thể những tư tưởng, quan điểm cũng như thái độ và sự đánh giá của người Việt Nam đối với các quy định pháp luật, các hành vi pháp luật và các hiện tượng khác trong thực tiễn đời sống pháp lý Việt Nam, thể hiện mối liên hệ giữa người dân Việt Nam với pháp luật nói chung. Ở góc nhìn vi mô, ý thức pháp luật của mỗi người dân Việt Nam được thể hiện qua hiểu biết pháp luật, tình cảm pháp luật và được phản ánh một phần qua những hành vi pháp luật.
Bảo đảm quyền tự do tìm kiếm việc làm tốt hơn cho người lao động và phòng ngừa, xóa bỏ lao động cưỡng bức bằng việc mở rộng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động là một trong nội dung được đưa vào sửa đổi tại Bộ Luật Lao động lần này. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nhưng đồng thời bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp thì việc sửa đổi cần có những tiêu chí để tránh tình trạng lạm dụng quyền để nhảy việc.
Tóm tắt: Bên cạnh việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về quyền con người, với tư cách là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế của mình. Để có thể thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế trong điều kiện đất nước và phù hợp với tinh thần chung của Luật Quốc tế, bảo lưu điều ước quốc tế về quyền con người là phương thức Việt Nam đã và đang thực hiện khi tham gia ký, phê chuẩn, phê duyệt hay gia nhập một số điều ước quốc tế đa phương về quyền con người.
Trong 53% dân số đang sử dụng internet ở Việt Nam có một phần ba là thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 24 và tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng lên.
(TG) - Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành. Thời gian qua, vẫn xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thiếu khách quan và thiếu thiện chí, thậm chí có dấu hiệu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác một cách vô lý từ các thế lực bên ngoài. Nếu nhìn Luật An ninh mạng của Việt Nam dưới góc nhìn thông lệ quốc tế sẽ thấy rất rõ sự thiếu khách quan và thiếu thiện chí ấy.
Trong thời gian gần đây, nhất là từ một số vụ biểu tình gây rối xảy ra ở một số nơi với cớ phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu) và Luật An ninh mạng, trước đó là một số vụ án xét xử một số người lợi dụng tự do ngôn luận báo chí, internet… các thế lực thù địch trong và ngoài nước ráo riết tuyên truyền rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền (quyền con người-QCN).
(PLO)- Hiện các quy chuẩn giao thông được giải thích theo Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2016/BGTVT) về Giải thích từ ngữ .
(PL)- Luật hiện hành đang bó hẹp quyền công dân khi chỉ có hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp. Mới đây, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng chỉ chấp nhận hai hình thức tố cáo như luật hiện hành, là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp; không nên mở rộng các hình thức tố cáo khác như qua mạng xã hội, mail, fax…
1. Nền tảng quyền tự do tôn giáo trong pháp luật quốc tế và Việt Nam 1.1. Quyền tự do tôn giáo quy định trong pháp luật quốc tế Thuật ngữ “tôn giáo” trong tiếng Anh là “religion”, nguồn gốc của từ tiếng Latinh có nghĩa là “relegare” hoặc “relegere”. Từ “relegare” biểu thị cho “buộc lại với nhau”, “liên kết với nhau”, hàm chứa ý nghĩa “đoàn kết” hoặc “liên kết hữu nghị”; từ “relegere” biểu thị “luyện tập lặp đi lặp lại”, “thực hành khắc khổ”, nói chung là chỉ đặc điểm lặp đi lặp lại của nghi thức tôn giáo.
Việc có quá nhiều văn bản pháp luật liên quan tới đầu tư xây dựng cùng với những thủ tục rắc rối, thiếu khoa học, nhiều đầu mối thẩm định đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư như “vào mê hồn trận”, không biết gỡ từ đâu và như thế nào. Đó là khẳng định được đưa ra tại hội nghị lắng nghe vướng mắc và đề xuất tháo gỡ cơ chế, chính sách liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản.
1. Đôi nét về thực trạng về hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua
Theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế, khi xử lý các vấn đề về tư pháp đối với người chưa thành niên (CTN) cần vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền. Tiếp cận dựa trên quyền yêu cầu khi xử lý bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tư pháp đối với người CTN cũng phải xuất phát từ quyền của người CTN, đồng thời cân nhắc đến nhu cầu và hoàn cảnh của các em.