Khi nạn nhân bỏ cuộc
Thái Lan, Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) cũng như Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và Công ước về quyền trẻ em. Đặc biệt, cả hai nước đều đã tham gia Báo cáo định kỳ phổ quát về nhân quyền do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tiến hành trong đó có việc rà soát hồ sơ nhân quyền của các quốc gia thành viên. |
Định kiến và phân biệt đối xử là hai nguyên nhân, cốt lỗi dẫn đến hạn chế trong tiếp cận công lý của các nạn nhân. Báo cáo này cho thấy, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ cuộc của các nạn nhân. Các phát hiện của Báo cáo cũng nhất quán với các nghiên cứu trước đó về tình trạng bỏ cuộc. Việc bỏ cuộc của các nạn nhân có thể diễn ra ở các giai đoạn tố tụng, chẳng hạn trình báo ban đầu (thời điểm mà cơ quan công an xác định có xảy ra hành vi phạm tội hay không? Có cần lập biên bản về vụ việc hay không?).
Ở Thái Lan và Việt Nam, tầm quan trọng của gia đình được nhấn mạnh, trong văn hóa, pháp luật và pháp luật được thực thi trong bối cảnh thúc đẩy quan niệm về “hòa thuận” (Thái Lan), “gia đình hạnh phúc” (Việt Nam) và điều này đã ít nhiều dẫn đến việc không khuyến khích trình báo về bạo lực trong gia đình. Nếu một nạn nhân chọn trình báo vụ việc với công an và theo đuổi tiến trình tố tụng thì sẽ phải kể lại câu chuyện của mình nhiều lần - nghĩa là sống lại những sự kiện gây tổn thương, do đó họ bị biến thành nạn nhân thêm một lần nữa. Đặc biệt nạn nhân có thể bị giám định cơ thể nhiều lần một cách kỹ lưỡng, thậm chí thô bạo. Không giống như các tội khác, nữ nạn nhân thường bị buộc phải chứng minh rằng, tội phạm đã xảy ra và cô ấy là nạn nhân. Điều này khiến cho nạn nhân dường như trở thành người bị điều tra, dễ cảm thấy nản lòng, không muốn tiếp cận và tự tin ở mọi giai đoạn của quá trình xét xử.
![]() |
Các phát hiện ở Việt Nam cho thấy, công an thường khuyến khích gia đình nạn nhân thương lượng thay vì đưa các vụ việc ra tòa. Một thẩm phán được phỏng vấn đã mô tả vụ việc, trong đó ông cho tạm dừng phiên xét xử để cho hai bên hòa giải không chính thức. Sự chậm trễ của các cơ quan chức năng trong việc cáo buộc nghị phạm là tín hiệu để nạn nhân/gia đình nạn nhân thấy rằng tốt hơn hết là nên giải quyết vụ việc một cách không chính thức. Các phát hiện ở Việt Nam cũng lưu ý là một số công an tham gia vào quá trình phỏng vấn, xây dựng báo cáo cho rằng, do thông lệ thương lượng, việc trình báo bị chậm trễ. Điều này ảnh hưởng đến việc thu thập chứng cứ và thường các cơ quan tiến hành tố tụng không thể tiến hành các thủ tục tiếp theo do chứng cứ không còn hoặc không đủ sức thuyết phục. Điều đặc biệt là nạn nhân có quyền rút đơn kiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn điều tra, những lý do được đưa ra khi rút đơn thông thường là thương lượng đã thỏa thuận, nạn nhân sợ bị kỳ thị hoặc lo ngại về sự riêng tư.
Các khuyến nghị chính sách
Bạo lực tình dục là một hiện tượng phức tạp có nguyên nhân sâu xa từ sự phân biệt trên cơ sở giới và bất bình đẳng giới. Hiển nhiên, những nguyên nhân này không chỉ được giải quyết bởi hệ thống cơ quan tư pháp. Chính vì lẽ đó, cần một biện pháp ứng phó tư pháp liên ngành toàn diện, trong đó coi nạn nhân là trung tâm của quá trình giải quyết và bảo đảm trách nhiệm pháp lý phải được thực thi. Báo cáo đã đưa ra 9 khuyến nghị bao gồm từ thiết lập các dịch vụ tư pháp thiết yếu có chất lượng dành cho nạn nhân; xây dựng cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình nội bộ; nâng cao chuyên môn ở tất cả các giai đoạn tố tụng; nâng cao nhận thức và nhạy cảm giới cho những người thực thi công vụ; lồng ghép các hoạt động của Chính phủ và xã hội dân sự… Các khuyến nghị này, trước hết nhằm hạn chế tình trạng bỏ cuộc của nạn nhân, hướng tới hoàn thiện nền tư pháp thân thiện; đồng thời bảo đảm được sự tham gia của các tổ chức đại diện, xã hội dân sự với vai trò là người bảo vệ, đại diện pháp luật (luật sư) hoặc Hội phụ nữ (xây dựng nhà tạm lánh…).
Có thể thấy, trong các khuyến nghị này có không ít nội dung đã được Việt Nam tổ chức thực hiện trong rất nhiều năm qua. Liên quan đến bình đẳng giới, ngoài luật và các văn bản hướng dẫn, Chính phủ có các Đề án liên quan. Đặc biệt, vấn đề giới là một nội dung bắt buộc trong đánh giá tác động văn bản. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình thực thi các văn bản chưa đáp ứng được mong mỏi của các nhà làm luật. Bởi, một khi mà trách nhiệm pháp lý chưa được thực thi một cách hiệu quả hoặc nạn nhân chưa được tạo điều kiện để tiếp cận công lý thì tính nghiêm minh của pháp lý cũng không được bảo đảm. Từ thực tiễn thực hiện quy định của các công ước, cũng như văn bản quy phạm pháp luật, một trong những khuyến nghị của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam “bảo đảm việc bảo vệ phụ nữ trong pháp luật và trên thực tế trước mọi hình thức bạo lực”.
Phạm Hải
Nguồn:daibieunhandan.vn
XEM BÀI GIẢNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TẠI ĐÂY
XEM VIDEO HƯỚNG DẪN THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
kết quả, nghiên cứu, xét xử, hiếp dâm, ứng phó, hệ thống, tư pháp, bạo lực, tình dục, do cơ, liên hợp, bình đẳng, phụ nữ, chương trình, phát triển, cơ quan, ma túy, tội phạm, công bố, hà nội, tiếp cận
Ý kiến bạn đọc