Có thể nói, sau 38 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước CEDAW, Việt Nam đã và đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức liên quan cùng tham gia vào sự nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ, luôn cố gắng cao nhất để thực hiện nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam. Kết quả là hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với các nguyên tắc và tương thích với các quy định của Công ước CEDAW và các điều ước quốc tếĐiểm neo khác về bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong tương lai, trước xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để ngày càng tiệm cận với những tiêu chí và chất lượng về bình đẳng giới ở tầm quốc tế.
Một số quy định liên quan đến xử lý bạo lực tình dục trong Bộ luật Hình sự, Luật Giám định tư pháp thể hiện một số bất cập, vướng mắc, gây khó cho công tác thực thi; một tổng đài hỗ trợ cho 97 triệu dân; 63 nhà tạm lánh tại 63 tỉnh, thành phố, không thể đủ sức sức hỗ trợ cho các nạn nhân của bạo lực tình dục. Đó là thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái: Khoảng trống pháp luật và dịch vụ hỗ trợ” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức ngày 5.12 tại Hà Nội.
(PLO) - Theo thông tin từ Vụ Gia đình – Bộ VHTT&DL, dự kiến trong tháng 11/2018, trong khuôn khổ Ngày Quốc tế phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) sẽ có diễn ra hội thảo khoa học về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) và sau đó trên cơ sở hội thảo khoa học này, hội thảo tổng kết 10 năm thi hành Luật PCBLGĐ và định hướng sửa đổi, bổ sung luật sẽ diễn ra trong tháng 12/2018.
(PLO) - Đây là một trong những nhận định của Nhóm điều phối chính sách giới của các đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế đánh giá giới về Bộ luật Lao động Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu “Xét xử tội hiếp dâm: Hiểu rõ cách ứng phó của hệ thống tư pháp hình sự đối với bạo lực tình dục ở Thái Lan và Việt Nam” do Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc; Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc vừa công bố tại Hà Nội cho thấy, còn rất nhiều rào cản trong tiếp cận công lý của các nạn nhân.
Bạo hành, xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn gây chấn động tinh thần và để lại hậu quả lâu dài về tâm lý đối với trẻ. Đã có những em không thể phục hồi được tâm lý sau khi bị xâm hại tình dục. Thế nhưng vì lòng tự tôn, sợ điều tiếng, không ít phụ huynh làm ngơ không dám tố giác
Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái không chỉ diễn ra trong gia đình mà còn ở cả trường học, bệnh viện, nơi công cộng… Đặc biệt, tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng, gây bức xúc dư luận. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một báo cáo nghiên cứu chuyên sâu trên phạm vi rộng về vấn đề này, vì vậy, việc xây dựng chính sách gặp không ít khó khăn.
(PLO) - Hành vi nào là bạo lực gia đình? Người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?
(PLO) - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã đi vào cuộc sống gần chục năm (có hiệu lực từ 1/7/2008). Nhưng tần suất các vụ bạo lực gia đình có thể giảm đi về số vụ mà tăng lên về tính chất nghiêm trọng. Phải chăng luật chưa đủ mạnh?
(PL)- Không có cơ quan chức năng nào, pháp luật nào xử lý triệt để bạo hành gia đình, nhất là kiểu bạo hành tinh vi nếu bản thân nạn nhân không tự giải thoát chính mình.
Bạo lực gia đình (BLGĐ) đang là mối quan tâm lớn của xã hội. Đây là thực trạng làm phá vỡ cấu trúc nhiều gia đình và là thách thức không nhỏ đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam trong tình hình mới. Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam: Thách thức từ bạo lực gia đình
(ĐBNDO)- Đây là ý kiến được đưa ra tại diễn đàn Diễn đàn CEDAW hướng tới bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ Việt Nam trong 10 năm qua do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tổ chức sáng 19.4, tại Hà Nội.
(PLO)- Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 363/QĐ-TTg về Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi. Số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng tăng cao. Tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng của con người xảy ra hàng ngày mà chủ yếu là đối với phụ nữ và trẻ em. Điều đó không những trái với truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc ta mà quan trọng hơn cả đã xâm phạm đến quyền con người. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau nên nạn nhân không báo về bạo lực gia đình khi đã xảy ra, họ âm thầm chịu đựng thiệt thòi, thậm chí cả khi sức khỏe, tính mạng bị đe dọa. Tình trạng bạo lực gia đình đáng báo động như hiện nay đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện quan điểm chỉ đạo “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội” trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là hết sức cần thiết.
Kết quả khảo sát cho thấy 50% phụ nữ cho rằng người chồng có đủ lý do để đánh vợ, điều này phổ biến hơn ở những hộ gia đình nghèo và phụ nữ có trình độ giáo dục thấp.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Ngay từ năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập “Công ước của Liên hiệp quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ” (Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women) gọi tắt là CEDAW, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao điều chỉnh các vấn đề có liên quan BLGĐ như Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới. Đặc biệt, ngày 21/11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống BLGĐ, nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Tại Hội thảo tham vấn xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) do Bộ VH – TT và DL vừa tổ chức, không ít chuyên gia cho rằng, cần xây dựng báo cáo đánh giá hoàn chỉnh và khác biệt, dựa trên góc độ quyền con người nhằm cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Hành động Quốc gia về Phòng, chống BLGĐ đến năm 2020.
Năm nay – 2014, chúng ta chào đón Ngày Gia đình Việt Nam (20/3) với bao sự kiện liên quan đến số phận các em nhỏ - những đối tượng đang được các gia đình nâng niu, chăm sóc, đùm bọc và yêu thương. Ở TP. Hồ Chí Minh, buổi sớm, mẹ chở con đến trường nhưng rồi nhìn con chết thảm dưới bánh xe của hung thần xa lộ... Một bạn thân lừa giết bạn thân rồi đem xác phi tang...