Năm 1993-1997: nhiều năm được UBND thị xã và UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen.
Năm 1997: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 1998: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 1999: Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2000: được tặng bằng khen của Bộ Tư pháp.
Năm 2001: Được tặng bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam, Bằng khen của Bộ Tư pháp.
Năm 2002: được tặng cờ thi đua xuất sắc của tỉnh Quảng Nam, được tặng bằng khen của Chính phủ, được tặng bằng khen của Bộ Tư pháp
Năm 2003: được UBND tỉnh tặng bằng khen
Năm 2004: được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba, được tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2005: đuợc tặng bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2006: được tặng bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2007: UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen và công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 19/3/2008).
Năm 2008:
+ Bộ Tư pháp tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật 2003-2007(Quyết định 389/QĐ-BTP ngày 16/4/2008);
+UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen và công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc ( Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 26/3/2009).
Năm 2009: UBND Tỉnh tặng bằng khen và công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Năm 2010: Được Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.
Năm 2011: Được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc theo Quyết định số 4173/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2012: Được tặng Huân chương lao động Hạng Hai theo Quyết định số 1861/QĐ-CTN ngày 06/11/2012 của Chủ tịch nước; Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2013: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc theo Quyết định số 543/QĐ-UBND ngày 21/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2014: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc theo Quyết định số 1612/QĐ-UBND ngày 07/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Năm 2015: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc 5 năm liền (2010-2014) và danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2015 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2016: Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam theo Quyết định số 4332/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về khen thưởng trong triển khai, thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.
Năm 2018: Tập thể lao động xuất sắc theo Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Năm 2019: Tập thể lao động xuất sắc theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc
Bằng khen của Bộ Tư pháp tại Quyết định số 2903/QĐ-BTP ngày 19/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về khen thưởng Ngành Tư pháp trong phong trào xây dựng Nông thôn mới
Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 3539/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về khen thưởng trong công tác triển khai, thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW.
Năm 2020: Giấy khen của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Theo Thông tư 07/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện , thì chức năng, nhiệm vụ và biên chế của Phòng Tư pháp như sau:
1. Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật: theo dõi tình hình thi hành pháp luật: kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; trợ giúp pháp lý; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Phòng Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, quyết định, quy hoạch kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện: chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong lĩnh vực tư pháp; dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tư pháp.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác trong lĩnh vực tư pháp sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã.
5. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp xây dựng nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy han nhân dân cấp huyện chủ trì xây dựng;
b) Thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật.
6. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn;
h) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
c) Tổng hợp, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
d) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy han nhân dân cấp huyện ban hành:
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định;
c) Kiểm tra, xử lý đối với các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc quyết định của Ủy ban nhân dân; văn bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chức danh khác ở cấp xã ban hành có chứa quy phạm pháp luật.
8. Về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
a) Là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật;
b) Đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả ra soát, hệ thống hóa văn bản chung của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi chương trình, kế hoạch được ban hành;
b) Theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương; đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;
c) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện;
d) Xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo quy định pháp luật;
đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn theo quy định pháp luật;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
10. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; là cơ quan thường trực của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ về trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.
12. Về quản lý và đăng ký hộ tịch:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật);
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch và cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định;
d) Quản lý, sử dụng Sổ hộ lịch, biểu mẫu hộ lịch; lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật.
13. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về nuôi con nuôi theo quy định pháp luật.
14. Về chứng thực:
a) Thực hiện chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ ký (bao gồm cả chữ ký người dịch) và chứng thực hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý, sử dụng Sổ chứng thực, lưu trữ Sổ chứng thực, hồ sơ chứng thực theo quy định pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ đối với công chức Tư pháp - hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc chứng thực bản sao giấy, bản sao điện tử từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: quản lý, sử dụng Sổ chứng thực; lưu trữ sổ chứng thực, hồ sơ chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định pháp luật.
15. Về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;
b) Đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự địa phương do Bộ Tư pháp ban hành.
17. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp đối với công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định pháp luật.
18. Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp.
19. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp.
20. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động tư pháp trên địa bàn theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản, tài chính của Phòng Tư pháp theo quy định pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
III. CÁN BỘ PHÒNG TƯ PHÁP QUA CÁC THỜI KỲ
* Giai đoạn: 1981-1990:
- Trưởng phòng: Nguyễn Thành Tâm
- Cán bộ:
* Giai đoạn: 1990-1993: nhập vào văn phòng HĐND-UBND
- Hà Thị Tám
- Huỳnh Minh Hồng
* Giai đoạn: 1993-1996
- Trưởng phòng: Phạm Đình Khánh
- Cán bộ:
1. Lê Đạo
2. Huỳnh Minh Hồng (Tam xuân)
3. Dũng
4. Đoàn Văn Tri (Phó Phòng 1993-1995)
* Giai đoạn 1996-2002
- Trưởng phòng: Lê Đạo
- Cán bộ:
1. Nguyễn Hồng Sơn
2. Trương Thị Thuỷ
3. Huỳnh Minh Hồng
4. Đặng Vân
5. Nguyễn Thị Mai
* Giai đoạn 2002-2005
- Trưởng phòng: Nguyễn Hồng Sơn
- Cán bộ:
1. Đặng Vân (Phó Phòng 2004-2005)
2. Trương Thị Thuỷ
3. Nguyễn Ngọc Tiên
4. Nguyễn Hồng Lai
5. Lê Thị Mỹ Linh
* Giai đoạn: 2005-2011
- Trưởng phòng: Nguyễn Thị Hường
- Phó Trưởng Phòng: Nguyễn Hồng Lai
- Cán bộ:
1. Trương Thị Thuỷ
2. Lê Duy Mai (
3. Hoàng Nguyên Thành
4. Nguyễn Thanh Bình
5. Nguyễn Quốc Sử
* Giai đoạn 2012-2014
- Trưởng Phòng: Nguyễn Thị Hường (đến tháng 9/2013); Nguyễn Hồng Lai - Trưởng Phòng (9/2013)
- Phó Trưởng Phòng: Nguyễn Hồng Lai (đến tháng 9/2013); Nguyễn Quốc Sử - Phó Trưởng Phòng (10/2013)
- Cán bộ
1. Trương Thị Thủy
2. Nguyễn Thanh Bình
3. NGô Thị Sương
4. Nguyễn Tấn Tân
* Giai đoạn tháng 5/2015 đến 3/2016:
- Phó Trưởng phòng phụ trách: Nguyễn Quốc Sử
- Cán bộ:
1. Trương Thị Thủy
2. Nguyễn Thanh Bình
3. Ngô Thị Sương
4. Nguyễn Tấn Tân
* * Giai đoạn tháng 3/2016 đến 10/2016:
- Phó Trưởng phòng phụ trách: Nguyễn Thị Én
- Phó Trưởng phòng: Nguyễn Quốc Sử
- Cán bộ:
1. Trương Thị Thủy
2. Nguyễn Thanh Bình
3. Ngô Thị Sương
4. Nguyễn Tấn Tân
* * Giai đoạn tháng 01/2017 đến 02/2017:
- Phó Trưởng phòng phụ trách: Nguyễn Quốc Sử
- Phó Trưởng phòng: Nguyễn Thị Én; Phạm Thị Hoa
- Cán bộ:
1. Trương Thị Thủy
2. Ngô Thị Sương
3. Nguyễn Tấn Tân
* * Giai đoạn tháng 1/2018
- Trưởng phòng : Nguyễn Quốc Sử
- Phó Trưởng phòng: Phạm Thị Hoa
- Cán bộ:
1. Trương Thị Thủy
2. Ngô Thị Sương
3. Trần Lê Nghiêu Thống